Câu hỏi trang 45 Mở đầu
Thức ăn chăn nuôi thường được sản xuất, chế biến bằng những phương pháp nào? Mục đích của các phương pháp sản xuất chế biến thức ăn là gì?
Sử dụng internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tiễn đã biết và vận dụng kiến thức mục I, II, III SGK để trả lời câu hỏi.
* Các phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống
- Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
* Các phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:
- Phương pháp vật lý
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp sử dụng vi sinh vật
* Mục đích của việc sản xuất, chế biến thức ăn là tạo ra nguồn thức ăn dồi dào trong chăn nuôi.
Câu hỏi trang 46 - Câu số 1
Quan sát Hình 8.2 và mô tả các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột.
Đọc thông tin mục I kết hợp quan sát Hình 8.2 và trả lời câu hỏi.
Các bước sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Câu hỏi trang 47 - Câu số 1
Em hãy so sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên.
Vận dụng kiến thức Hình 8.2 và Hình 8.3 trang 46 SGK để trả lời câu hỏi.
So sánh các bước sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột và thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên:
* Giống nhau: có các bước:
- Lựa chọn nguyên liệu
- Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Phối trộn nguyên liệu
- Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
* Khác nhau: sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên có thêm 2 bước:
- Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên
- Hạ nhiệt độ, làm khô
Câu hỏi trang 47 - Câu số 2
Sử dụng internet, sách, báo, … tìm hiểu một số quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vật nuôi.
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho vật nuôi:
* Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng bột:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
* Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
- Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ nguyên liệu
- Bước 3: Phối trộn nguyên liệu
- Bước 4: Làm ẩm nguyên liệu, tăng nhiệt độ, ép viên
- Bước 5: Hạ nhiệt độ, làm khô
- Bước 6: Đóng bao, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm
Câu hỏi trang 47 - Câu số 3
Theo em, việc cắt ngắn thức ăn nhằm mục đích gì? Ở gia đình và địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp này?
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- Theo em, việc cắt ngắn thức ăn nhằm mục đích phù hợp với các loài vật nuôi khác nhau.
- Ở địa phương em, cỏ cho bò thường được cắt ngắn.
Câu hỏi trang 48 - Câu số 1
Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích gì? Ở gia đình và địa phương em, loại thức ăn chăn nuôi nào thường được chế biến bằng phương pháp nghiền nhỏ?
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- Theo em, việc nghiền nhỏ thức ăn nhằm mục đích giúp cho dịch tiêu hóa được thấm đều, làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
- Ở địa phương em, ngô cho gà thường được nghiền nhỏ.
Câu hỏi trang 48 - Câu số 2
Quan sát Hình 8.6 và mô tả các bước ủ rơm rạ với urê làm thức ăn cho trâu, bò.
Đọc thông tin mục II.2 SGK kết hợp quan sát Hình 8.6 để trả lời câu hỏi.
Các bước ủ rơm rạ với urê làm thức ăn cho trâu, bò:
- Bước 1: Xác định khối lượng rơm, rải đều.
- Bước 2: Bổ sung lượng cám phù hợp, rắc đều vào rơm, nén chặt rơm.
- Bước 3: Tưới đều dung dịch ure lên từng lớp rơm.
- Bước 4: Nén chặt.
- Bước 5: Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che kín.
- Bước 6: Kiểm tra trong quá trình bảo quản.
Câu hỏi trang 48 - Câu số 3
Sử dụng internet, sách, báo … tìm hiểu thêm một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi xử lý kiềm.
Tra cứu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Advertisements (Quảng cáo)
Biện pháp ủ kiềm hóa rơm:
a) Chuẩn bị nguyên vật liệu: Rơm khô, đạm ure + nước sạch, găng tay, ô doa, vôi, muối ăn, cào, xẻng, bể, bao tải…
b) Phương pháp ủ:
Công thức:
- Rơm khô: 100kg, urea: 2,5 kg; vôi: 0,5 kg; muối ăn: 0,5 kg; nước sạch: 70 - 80 lít.
- Urea, vôi, muối được hoà tan vào 70 - 80 lít nước cho tan đều; sau đó, tưới vào 100kg rơm cho tất cả rơm được thấm nước hỗn hợp ure, vôi, muối.
Cách ủ: Dùng sân sạch, nilon rộng khoảng 2 - 3 m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 15 - 20cm; sau đó, tưới nước đã hòa tan urê, vôi, muối cho thấm đều tất cả lớp rơm rồi lại cho lớp khác và tưới đều. Lần lượt như vậy, tưới cho ẩm hết lượng rơm. Các lớp dưới nên tưới ít, các lớp trên tưới nhiều hơn, phần dư thừa sẽ thấm xuống các lớp dưới không gây lãng phí. Sau khi rơm được tưới đều, ta cho chúng vào các bao tải có bao nilon, nén thật chặt. Buộc chặt để giữ cho rơm chế biến sạch sẽ, tránh nắng mưa, ẩm ướt.
Câu hỏi trang 49 - Câu số 1
Quan sát Hình 8.9 và mô tả các bước ủ chua lá sắn làm thức ăn cho bò.
Đọc thông tin, nghiên cứu Hình 8.9 SGK để trả lời câu hỏi.
Các bước ủ chua lá sắn làm thức ăn cho bò:
- Bước 1: Thu gom lá sắn tươi, kiểm tra chất lượng
- Bước 2: Cắt nhỏ, phơi héo
- Bước 3: Bổ sung muối (0,3% - 0,5%), cám gạo
- Bước 4: Ủ lá sắn
- Bước 5: Đánh giá chất lượng sản phẩm, sử dụng.
Câu hỏi trang 49 - Câu số 2
Sử dụng internet, sách, báo, … tìm hiểu thêm một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.
Tìm hiểu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Một số nguyên liệu sử dụng làm thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:
+ Bột sắn, bột ngô (bắp), cám…
+ Phế liệu nhà máy đường.
Câu hỏi trang 50 - Câu số 1
Quan sát Hình 8.10, mô tả các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh.
Đọc thông tin mục III.1 SGK kết hợp quan sát Hình 8.10 để trả lời câu hỏi.
Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ vi sinh:
- Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu.
- Bước 2: Nghiền nhỏ.
- Bước 3: Trộn với chế phẩm vi sinh vật.
- Bước 4: Ủ.
- Bước 5: Thu và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 1
Mô tả các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động.
Vận dụng kiến thức mục III.2 SGK để trả lời câu hỏi.
Các bước chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động:
- Bước 1: Nghiền nguyên liệu.
- Bước 2: Phối trộn nguyên liệu.
- Bước 3: Ép viên.
- Bước 4: Sấy khô.
- Bước 5: Đóng bao.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 2
Sử dụng internet, sách, báo… tìm hiểu thêm một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi
Tìm hiểu trên internet, sách, báo,…kết hợp kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 3
Nêu một số phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Vận dụng kiến thức mục I SGK để trả lời câu hỏi.
Một số phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi:
- Phương pháp sản xuất thức ăn truyền thống.
- Phương pháp sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 4
Nêu một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Vận dụng kiến thức mục II SGK để trả lời câu hỏi.
Một số phương pháp chế biến thức ăn chăn nuôi:
- Phương pháp vật lý.
- Phương pháp hóa học.
- Phương pháp sử dụng vi sinh vật.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 5
Trình bày ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi.
Vận dụng kiến thức mục III SGK để trả lời câu hỏi.
Ứng dụng công nghệ cao trong chế biến thức ăn chăn nuôi:
- Chế biến thức ăn chăn nuôi nhờ công nghệ vi sinh.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi bằng dây chuyền tự động.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 6
Đề xuất phương pháp chế biến thức ăn cho một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình hoặc địa phương em.
Tìm hiểu và vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Ở địa phương em chăn nuôi gà, thức ăn ngô. Do đó, theo em sử dụng phương pháp nghiền nhỏ là phù hợp nhất.