Trang chủ Lớp 11 SGK Hóa học 11 - Cánh diều Quan sát Hình 9. 4 và cho biết trong điều kiện thí...

Quan sát Hình 9. 4 và cho biết trong điều kiện thí nghiệm: a) Chất màu đỏ hay chất màu xanh bị hấp phụ mạnh hơn?...

Phương pháp sắc kí được sử dụng để tách các chất trong hỗn hợp (chẳng hạn các chất màu trong Hướng dẫn giải câu hỏi trang 61 Câu hỏi Bài 9: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ sách Hóa học 11 - Cánh diều

Quan sát Hình 9.4 và cho biết trong điều kiện thí nghiệm:

a) Chất màu đỏ hay chất màu xanh bị hấp phụ mạnh hơn?

b) Chất màu đỏ hay chất màu xanh được hoà tan tốt hơn trong dung môi?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phương pháp sắc kí được sử dụng để tách các chất trong hỗn hợp (chẳng hạn các chất màu trong mực in hay trong phẩm nhuộm) một cách hiệu quả. Cơ sở của sắc kí dựa trên sự khác nhau về khả năng được hấp phụ và hoà tan chất trong hỗn hợp cần tách: Chất hấp phụ (gọi là pha tĩnh) hấp phụ các chất trong hỗn hợp cần tách trên bề mặt của nó. Chất lỏng hoặc chất khí (gọi là pha động) đi qua pha tĩnh sẽ hoà tan và kéo chất tan đi theo. Khả năng được hấp phụ và hoà tan của các chất khác nhau làm cho chúng dần tách khỏi nhau.

Có nhiều loại sắc kí: sắc kí giấy, sắc kí bản mỏng, sắc kí cột.

Advertisements (Quảng cáo)

Người ta hay sử dụng sắc kí cột để phân tách chất. Chất hấp phụ (silica hay alumina) được nhồi vào một cột hình trụ (pha tĩnh). Hỗn hợp chất cần tách được đưa vào thành một lớp mỏng phía trên bề mặt cột. Cho dung môi thích hợp (pha động) chảy qua cột, dung môi sẽ kéo chất tan đi theo. Chất được hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt trong dung môi sẽ đi ra khỏi cột sắc kí trước, còn chất được hấp phụ mạnh trên bề mặt pha tĩnh và kém tan trong dung môi sẽ đi ra sau. Làm bay hơi dung môi từ dung dịch chứa mỗi chất đi ra từ cột sắc kí (được gọi là một phân đoạn sắc kí) để thu lấy chất có độ tinh khiết cao hơn.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Chất màu đỏ bị hấp phụ mạnh hơn.

Giải thích: Chất màu đỏ bị hấp phụ mạnh trên bề mặt pha tĩnh và kém tan trong dung môi vì chất màu đỏ đi ra cột sắc kí sau chất màu xanh.

b) Chất màu xanh tan tốt trong dung môi hơn.

Giải thích: Chất màu xanh được hấp phụ kém trên bề mặt pha tĩnh và tan tốt trong dung môi vì chất màu xanh đi ra khỏi cột sắc kí trước.