Trang chủ Lớp 11 SGK Hóa học 11 - Kết nối tri thức Cho các cân bằng sau: CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g) ({{rm{Delta }}_{rm{r}}}{rm{H}}_{{rm{298}}}^{rm{o}}...

Cho các cân bằng sau: CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g) \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = {\rm{176 kJ}}\) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = -...

Phân tích và giải câu hỏi trang 13 Bài 1. Khái niệm về cân bằng hóa học sách Hóa học 11 - Kết nối tri thức

Câu hỏi:

8. Cho các cân bằng sau:

CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g) \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = {\rm{176 kJ}}\)

2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)    \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = - 198{\rm{ kJ}}\)

Nếu tăng nhiệt độ, các cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích.

9. Ester là hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, một số ester được dùng làm chất tạo mùi thơm cho các loại bánh, thực phẩm. Phản ứng điều chế ester là một phản ứng thuận nghịch:

CH3COOH(l) + C2H5OH(l) ⇌ CH3COOC2H5(l) + H2O(l)

Hãy cho biết cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nào nếu

a) Tăng nồng độ của C2H5OH.

b) Giảm nồng độ của CH3COOC2H5.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

8. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ tức là chiều phản ứng thu nhiệt (\({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}}{\rm{ > 0}}\)), nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ và ngược lại.

+ Cân bằng: CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g)

\({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = {\rm{176 kJ > 0}}\)⇒ Chiều thuận thu nhiệt.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Cân bằng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

\({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = - 198{\rm{ kJ < 0}}\) ⇒ Chiều thuận toả nhiệt.

9. Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hóa học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chất đó và ngược lại.

Answer - Lời giải/Đáp án

8.

+ Cân bằng: CaCO3(s) ⇌ CaO(s) + CO2(g)

\({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = {\rm{176 kJ > 0}}\)⇒ Chiều thuận thu nhiệt.

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận, tức là chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ.

+ Cân bằng: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

\({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{o}} = - 198{\rm{ kJ < 0}}\) ⇒ Chiều thuận toả nhiệt.

Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch, tức là chiều phản ứng thu nhiệt, nghĩa là chiều làm giảm tác động của việc tăng nhiệt độ.

9.

a) Tăng nồng độ của C2H5OH, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận, tức chiều làm giảm nồng độ của C2H5OH.

b) Giảm nồng độ của CH3COOC2H5, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận, tức chiều làm tăng nồng độ CH3COOC2H5.

Advertisements (Quảng cáo)