Hoạt động 4
Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố”
A: “Đồng xu xuất hiện mặt S ở lần gieo thứ nhất”
B: “Đồng xu xuất hiện mặt N ở lần gieo thứ hai”
Đối với hai biến cố A và B, hãy cho biết một kết quả thuận lợi cho biến cố này có ảnh hưởng gì đến xác suất xảy ra của biến cố kia hay không?
- Dùng phương pháp liệt kê để liệt kê không gian mẫu và các biến cố
- Dùng công thức tính xác suất để tính xác suất
\(\Omega = \{ (N;S);(N;N);(S;N);(S;S)\} \)
\(A = \{ (S;N);(S;S)\} \)
\(B = \{ (N;N);(S;N)\} \)
Advertisements (Quảng cáo)
\(P(A) = \frac{1}{2};P(B) = \frac{1}{2}\)
⇨ Một kết quả thuận lợi của biến cố này không ảnh hưởng gì đến xác suất xảy ra của biến cố kia
Luyện tập 4
Gieo ngẫu nhiên một xúc xắc cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét các biến cố sau:
A: “Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ nhất là số nguyên tố”;
B: “Số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai là hợp số”.
Hai biến cố A và B có độc lập không? Có xung khắc không? Vì sao?
Dựa vào định nghĩa biến cố độc lập và biến cố xung khắc để xác định
- Biến cố A và B có độc lập vì kết quả của biến cố A không ảnh hưởng tới kết quả của biến cố B
- Biến cố A và B không xung khắc. Vì có kết quả thỏa mãn cả A và B