Trang chủ Lớp 11 Sinh lớp 11 Báo cáo thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng...

Báo cáo thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép: Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm chiết ...

Báo cáo thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép: Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm chiết ghép. Báo cáo thực hành…

Advertisements (Quảng cáo)

Báo cáo thực hành

1. Tường trình về thực hành giâm cành

   Chuẩn bị:

     – Mẫu vật: lá bỏng, lá sắn, dây khoai lang, cây dâu, cây rau ngót

     – Dụng cụ: dao, kéo để cắt cành, chậu/ khay/luống đất ẩm

   Tiến hành

     – Cắt một lá cây rồi đặt và hơi ấn nhẹ nó xuống đất ẩm.

     – Cắt thân của các cây rau ngót, rau muống, khoai lang, dâu,… thành các đoạn, mỗi đoạn dài 10-15 cm, cẩn thận tránh làm hỏng các vị trí mắt trên thân sau đó đem các đoạn này cắm nghiêng trên nền đất ẩm (cắm đầu dưới xuống đất khoảng 2,5 -3cm)

   Kết quả:

     – Quan sát và ghi lại sự xuất hiện các cây mới ở mép các phiến lá (ngày thứ mấy,mép lá thay đổi như thế nào?).

     – Theo dõi và ghi lại sự nảy chồi của các cây mới từ các đoạn thân vào bảng:

Giải Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật sgk Sinh 11 | Để học tốt Sinh 11

   2. Tường trình về thực hành ghép cành và ghép chồi mắt

   Chuẩn bị:

     – Mẫu vật: cây đào, xoài non (1-2 năm tuổi), cam, chanh, bưởi.

     – Dụng cụ: dao, kéo sắc để rạch vỏ cây và cắt thân cây, dây buộc, bao nilon.

   Tiến hành:

   + Ghép cành:

Advertisements (Quảng cáo)

     – Dùng dao sắc cắt vát và gọt sạch bề mặt gốc ghép và cành ghép để 2 bề mặt tiếp xúc khít thật sát vào nhau.

     – Bỏ tất cả lá trên cành ghép và khoảng 1/3 số lá trên gốc ghép.

     – Buộc thật chặt cành ghép vào gốc ghép để dòng mạch gỗ dễ dàng đi từ mạch gỗ gốc ghép lên cành ghép

   + Ghép chồi mắt:

     – Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T dài khoảng 2cm, dùng dao tách lớp vỏ cây theo đường rạch một khoảng đủ để đặt mắt ghép.

     – Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép, dùng dao sắc cắt gọn lớp vỏ cùng mắt ghép và một phần gỗ ở chân mắt ghép.

     – Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ trên thân gốc ghép sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau ở đầu chữ T.

     – Buộc chồi ghép và gốc ghép áp sát nhau để dòng mạch gỗ ở gốc ghéo đi vào chồi ghép, lưu ý tránh phần mắt ghép.

   Kết quả:

     – Các vị trí ghép chắc chắn, không quá chặt cũng không lỏng.

     – Chăm sóc gốc ghép như bình thường, chú ý để ở nơi thoáng mát.

     – Chú ý ghi lại kết quả phát triển của cành ghép và mắt ghép.

   3. Lưu ý :

     – Tôn trọng kết quả thực hành thực tế của nhóm thực hành và người thực hành.

Đã có lời giải Sách bài tập – Sinh lớp 11 và Bài tập nâng cao – Xem ngay

Mục lục môn Sinh 11