Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy,...

Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?...

Đọc lại đoạn văn và tìm ra giá trị nội dung về mối liên hệ giữa 3 đối tượng cần phân tích là cây, lá với con người trong đoạn văn nêu trên. Soạn văn Câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn 11 tập 1, Sau khi đọc 2 - Cõi lá, Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại đoạn văn và tìm ra giá trị nội dung về mối liên hệ giữa 3 đối tượng cần phân tích là cây, lá với con người trong đoạn văn nêu trên.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

Trong tiết trời dịu mát ấy: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch, Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá, Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng giêng”. Không khí trong lành, cảnh vật vui tươi, con người rạng rỡ vui tươi, Hà Nội ơi! Hà Nội thật đẹp biết bao, làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về. Trong khoảnh khắc tiết trời dịu ngọt ấy, tác giả nhớ về người em gái đi xa: “Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy” . Không chỉ cảnh vật, con người, mà những cây cổ thụ đã ở mảnh đất ấy hàng nghìn năm, chứng kiến bao nhiêu là điều đổi thay cũng khiến cho người ta nhớ về. Chúng cứ mãi ở đấy, đến mùa thì lại thay lá, những khoảnh khắc ấy tuy đơn sơ, nhưng lại khiến cho bao người con Hà Nội nơi xa quê phải nhớ về. Thèm lắm cảm giác được nhìn sự đổi thay của từng chiếc lá, từng hàng cây, ước chỉ nhỏ nhoi vậy thôi, nhưng biết bao giờ mới thực hiện được. Vài người đã nhận xét rằng, dường như những cây cổ thụ Hà Nội chẳng ưu ái con người lắm. Bằng chứng rất rõ ràng, in hằn lên cả thân cây “Những thân cây u sần máu cục đầy thương tích do con người gây nên?” Nhưng đối với tác giả điều đó chẳng có gì là bất ngờ cả, bởi chúng đã cùng người Hà Nội trải qua bao nhiêu gian khó, nếu “Những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương?” Thì mới là một điều kì tích. Lang thang trên con đường vào mùa xuân ấy, tác giả cảm thấy gương mặt ai cũng vui mừng, phấn khởi đặc biệt là trẻ lại, hay phải chăng tác giả đang cảm thấy bản thân như vậy?: “Hay tự nhận rằng mình như thế?” Chính nhà văn cũng rất thắc mắc điều đó nhưng thông qua thắc mắc đó cũng đã khắc họa sâu sắc hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa cây, lá và con người Hà Nội.

Cách 2:

- Cõi lá: Nơi lá sinh trưởng, phát triển và thay đổi.

- Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ khăng khít về mối liên hệ giữa cây, lá với con người. Thông qua sự thay đổi của vạn vật, cây lá, con người cũng phát hiện những thay đổi của đất trời từ đó lòng người cũng có những cảm nhận riêng.

Cách 3:

Em hiểu cõi lá là lá rụng. Qua ” cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mùa thu quyến rũ từng bước chân người. Mối liên hệ giữa cây, lá với con người khi miên man trong cõi lá mùa Xuân thành phố thì gương mặt ai cũng như có phần trẻ lại.