Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1):
Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.
Đọc lại đoạn văn để tìm ra bố cục, đặc điểm thể loại.
Cách 1
- Bố cục văn bản: Mỗi đoạn thể hiện những câu chuyện cùng chất trữ tình khác nhau xoay quanh cây lá và con người Hà Nội.
+ Đoạn 1: Khoảnh khắc xuất hiện những dấu hiệu chuyển mùa ở Hà Nội từ xuân sang hạ.
+ Đoạn 2: Những hình ảnh của con người, cây cối và đất trời Hà Nội
+ Đoạn 3: Nét đặc trưng của cây cối – lá cây Hà Nội
+ Đoạn 4: Lá cây bàng đỏ và câu chuyện gắn liền với người em gái.
+ Đoạn 5: Hình ảnh cây lá thay đổi sau mỗi giai đoạn mưa, bão của năm.
+ Đoạn 6: Chiêm nghiệm của tác giả và những trăn trở về nét đẹp Hà Nội
- Từ bố cục văn bản, ta nhận thấy tác phẩm thuộc thể loại tản văn.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc.
+ Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
+ Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thể đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.
Cách 2:
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa.
+ Phần 2: Tiếp đến “tự nhận rằng mình như thế”: Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa.
- Bố cục trên cho biết đặc điểm của thể loại: kết hợp yếu tố tự sự trữ tình và miêu tả thiên nhiên để bộc lộ tình cảm, ý nghĩa của tác giả.
Cách 3:
Văn bản có bố cục gồm 3 phần:
- Phần mở đầu: Đoạn 1
- Phần thân bài: Từ Chín cây bồ đề.... đến bước chân người.
- Phần kết bài: Đoạn cuối cùng
Bố cục ấy đã thể hiện rõ nét tình cảm, ý nghĩ của tác giả về cảnh vật Hà Nội. Thể hiện rõ yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn.