Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Bạn hình dung thế nào về công trình ” Cửu Trùng Đài”...

Bạn hình dung thế nào về công trình ” Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang?...

Dựa vào nội dung văn bản, đưa ra những hình dung về công trình “Cửu Trùng Đài” đang xây dựng dở dang. Nhận định việc xây dựng công trình có phải nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V không. Soạn văn Câu 3 trang 119 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 3 - Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, Bài 5: Băn khoăn tìm lẽ sống Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 3 (trang 119, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hình dung thế nào về công trình ” Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang? Việc xây dựng công trình ấy có phải là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V hay không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào nội dung văn bản, đưa ra những hình dung về công trình “Cửu Trùng Đài” đang xây dựng dở dang. Nhận định việc xây dựng công trình có phải nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V không.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Công trình ” Cửu Trùng Đài” mà Vũ Như Tô đang xây dựng dở dang trong tưởng tượng của em: là một công trình kiến trúc mang tầm vóc to lớn, vĩ đại nhưng lại chỉ “để cho vua chơi”. Có thể thấy, công trình này tiêu tốn vô cùng nhiều của cải, công sức tới mức triều đình phải tăng sưu thuế, săn đòi thợ giỏi, cưỡng bức nhân công… gây nên bao cảnh bi thương, oán thán trong dân chúng.

Tầm vóc của “Cửu Trùng Đài” phải được hình dung bằng tầm vóc ý tưởng, khát vọng ngạo nghễ của người tạo ra nó; đây là công trình độc nhất vô nhị vượt qua mọi kỳ quan mà người đời truyền tụng. Vẻ đẹp của nó không thèm tranh tinh xảo với người mà “tranh tinh xảo với hóa công”.

→ Việc xây dựng công trình chính là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cuộc bi thảm ở cuối Hồi V vì nó khiến nhân dân lao động cực nhọc, vất vả nên đứng dậy nổi loạn; đồng thời khiến Vũ Như Tô, Đàn Thiếm, Hoàng thượng bị giết chết.

Cách 2:

- Cửu Trùng Đài là một tòa đài hùng vĩ, tráng lệ, mang tầm vóc to lớn, vĩ đại.

Advertisements (Quảng cáo)

- Việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V vì: nó khiến nhân dân lao động cực nhọc, vất vả nên đứng dậy nổi loạn; đồng thời khiến Vũ Như Tô, Đàn Thiếm, Hoàng thượng bị giết chết.

Cách 3:

Mọi mâu thuẫn trong vở kịch đều xoay quanh công trình kiến trúc vĩ đại này.

Đó là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây đại khối, cho dù là những con số nghe qua cũng đủ kinh hoàng: 200 vạn cây gỗ chất đống cao như núi, 20 vạn phiến đá lớn, 40 vạn phiến đá nhỏ đều từ Chân Lạp tải ra. Đặc biệt công trình này lúc nào cũng cần tới 15 vạn thợ - con số kinh hoàng ngang tầm với một cuộc chiến tranh.

Tầm vóc của nó phải hình dung bằng tầm vóc ý tưởng, khát vọng ngạo nghễ của người tạo ra nó: một công trình độc nhất vô nhị vượt qua được tất cả các kì quan của Ấn Độ, Trung Quốc, Chiêm Thành… mà người đời thường truyền tụng. Một kì quan bền vững, bất diệt. Đặc biệt, tác giả của nó không thèm tranh tinh xảo với người mà “tranh tinh xảo với hóa công”.

Ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được cắt nghĩa từ nhiều mối quan hệ.

-Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho mộng lớn.

- Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.

- Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi.

- Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu, nước mắt.

Cuối vở kịch, Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm tột cùng đau đớn vĩnh biệt Cửu Trùng Đài và vĩnh biệt nhau (- Đan Thiềm: Đài lớn tan tành, ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt.

-Vũ Như Tô: Đan Thiềm! Xin cùng bà vĩnh biệt!) thì cái tên Cửu Trùng Đài còn có ý nghĩa là biểu tượng cho “giấc mộng lớn”, cho sự bền vững, trường tồn. Nhưng cái đẹp và sự tồn tại của nó hóa ra chỉ ngắn ngủi, mong manh như một giấc chiêm bao.