Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn 11, tập 1):
Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.
Đọc lại đoạn văn để tìm ra biểu hiện của nét đẹp văn hóa cần phân tích trong đoạn văn nêu trên.
Cách 1
Advertisements (Quảng cáo)
Những bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô chính là một trong những điểm nổi bật nhất trong hầu hết các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ về cảnh vật, về con người và nét văn hóa của riêng Hà Nội đã được Đỗ Phấn thủ thỉ nhẹ nhàng qua từng trang viết. Tưởng như những chi tiết vụn vặt, nhỏ bé và cũ kỹ ấy sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nhưng thực tế, đối với Đỗ Phấn từ cái vòi nước công cộng đến cửa hiệu giặt là hay cái chuyện phơi quần áo, đèn đường, hay cái nồi đất, nước giải khát, bún đậu mắm tôm … đều có thể trở thành chủ đề, trở thành nguồn cảm hứng dạt dào giúp cho nhà văn viết nên những câu chuyện Hà Nội thật đẹp, với biết bao cảm xúc lắng đọng qua từng trang giấy. Để Đỗ Phấn có thể thư thả mà tâm tình thủ thỉ với bạn đọc chuyện xưa tới chuyện nay, từ xa tới gần, từ hiện đại trở về quá khứ. Và những “lát cắt ký ức” ấy khi được nhìn một cách tổng thể, bao quát, rộng lớn lại khiến cho độc giả phải bất ngờ về một hình ảnh Hà Nội thời chưa xa, thật đẹp, thật điềm đạm và kín đáo biết bao.
Cách 2:
Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản là:
- “Nhiều người Hà nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội... này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.
- “Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.
Cách 3:
Nét đẹp văn hóa: Chín cây bồ đề trên đường Trần nhân Tông làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu. Những chiếc lá non đung đưa trong gió như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh tao u tịch. Nhiều người Hà Nội.... mật chảy tháng Giêng. Vòng đời của một chiếc lá bồ đề dù được mọc ra từ Hà Nội hay ở nới Phật tổ Thích Ca Mâu Ni; Lá của những cây sấu cổ thụ ở phía đường Đinh Tiên Hoàng.......