Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Chủ thể trữ tình và tác giả ở tác phẩm này có phải là một? Căn cứ vào các chi tiết nào trong văn bản để bạn xác định như vậy?
Dựa vào bản phiên âm và bản dịch nghĩa để xác định chủ thể trữ tình.
Cách 1
- Chủ thể trữ tình và tác giả ở tác phẩm này không phải là một.
- Tác giả đã sử dụng một giọng điệu trữ tình và cảm xúc để miêu tả nhân vật Tiểu Thanh, nhưng đó không phải là cách thức tác giả thể hiện chính mình. Tác giả Nguyễn Du cũng không sử dụng tên thật của mình trong tác phẩm này, mà thay vào đó là một biệt hiệu là "Thế Nhân”. Đồng thời, Nguyễn Du phân tích tính cách nhân vật, thay vì sử dụng lời kể trực tiếp để thể hiện quan điểm của mình
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 2:
- Chủ thể trữ tình: ngã/ ta.
- Căn cứ nhận biết chủ thể trữ tình: Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ngã/ ta ở dòng thơ thứ sáu: Phong vận kì oan ngã tự cư: Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Từ đây, đọc ngược lên các dòng thơ trước, hoàn toàn có thể hiểu rằng chủ thể của tất cả các dòng thơ 2, 3, 4, 5 cũng chính là ngã/ ta, được ẩn đi. Bản dịch nghĩa trong SGK đã cho thấy điều này:
Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,
(Chỉ mình ta) thương nàng trước cửa sổ qua một tập sách giấy mỏng.
Son phấn có thần, khiến (ta) xót thương nàng sau khi nàng đã chết,
Văn chương không có số mệnh tốt, khiến (ta) khổ lụy vì tập thơ bị đốt dở.
Những mối hận cổ kim, (ta) khó mà hỏi trời được.
Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.