Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt. Giải thích lí do của sự khác biệt ấy.
Từ nội dung văn bản, khai thác một số chi tiết cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ có những điểm khác biệt, sau đó lý giải sự khác biệt đó.
Cách 1
- Một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ:
+ “Pê-xcốp đã bày ra nhiều trò nghịch ngợm để trả đũa các ông giáo”
+ “Tôi chán nản, điều đó sẽ gây cho tôi những chuyện rầy rà lớn”
+ “không có sách…không học thánh sử”
+ “Con chán học lắm”
→ Trong quá khứ, nhân vật là một đứa trẻ, nhận thức còn nhiều hạn hẹp, thiếu suy nghĩ và hành động còn bồng bột, cư xử theo bản năng của mình.
- Một số chi tiết trong văn bản cho thấy nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm:
Advertisements (Quảng cáo)
+ “không chỉ say mê tình tiết của sách…. mà tôi còn bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách của các nhân vật, lờ mờ đoán được mục đích của tác giả cuốn sách và lo ngại cảm thấy sự khác nhau giữa cái mà sách nói đến với cái mà cuộc sống khuyên bảo”
+ “Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”
+ “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”
→ Nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm vô cùng sâu sắc và nhân văn, những hành động và suy nghĩ đều được suy ngẫm kỹ lưỡng, tác giả nhìn cuộc sống bằng cái nhìn trưởng thành và suy tư hơn.
- Có khác biệt giữa nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm và nhận thức của nhân vật chính trong quá khứ là bởi vì sự suy nghĩ, quan sát của nhân vật phát triển từ góc độ của một đứa trẻ, cho nên việc bồng bột, nghịch ngợm là điều vô cùng tự nhiên. Trong khi đó, tác giả tại thời điểm viết lại là người lớn, có những tư tưởng suy nghĩ sâu sắc hơn.
Cách 2:
Đúng là có một khoảng cách khá xa giữa hai thời điểm:
– Các câu chuyện được kể lại là hồi ức – những sự việc, mẩu chuyện xảy ra đã lâu, vào khoảng từ những năm Pê-xcốp lên 6 – 7 tuổi cho đến khi cậu trở thành một người lao động chín chắn, trưởng thành (ngoài 20 tuổi).
- Thời điểm tác giả M. Go-rơ-ki viết Tôi đã học tập như thế nào là khoảng năm 1917 – 1918. Trước đó, ông đã viết Thời thơ ấu (năm 1913 – 1914), Kiểm sống (năm 1915 – 1916). Tức là truyện Tôi đã học tập như thế nào được viết khi nhà văn đã ở tuổi 45 – 50 (ông sinh năm 1868). Khoảng cách giữa thời điểm xảy ra các sự việc với Pê-xốp ở ngôi trường của nhà thờ (năm 6 – 7 tuổi) và thời điểm nhà văn viết truyện ngắn là gần nửa thế kỉ.
- Nhận thức của tác giả ở thời điểm viết tác phẩm tất nhiên sẽ khác nhiều so với nhận thức của nhân vật chính (tác giả hồi bé, thời trẻ). Muốn hiểu đúng cảm hứng, chủ đề, tư tưởng và thông điệp của tác phẩm, không thể không lưu ý đến điều này.
- Quả vậy, trong văn bản có không ít chi tiết cho thấy khoảng cách thời gian, tuổi tác và nhận thức giữa người viết và nhân vật. Chẳng hạn ở phần đầu, từ thời điểm viết tác phẩm nhìn nhận lại sự việc cách hành xử của cậu bé, tuy nhập vai nhưng người kể chuyện vẫn hé mở khoảng cách.
- Còn ở phần sau, nhận thức của tác giả về sách, cuộc đời, con người càng lúc càng rõ hơn, chín hơn, gắn chân lí hơn và cũng gần với nhận thức của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hơn.