Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ...

Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể...

Đọc kĩ văn bản, đưa ra ý kiến của bản thân và nêu lý giải hợp lý. Soạn văn Câu 5 trang 16 SGK Ngữ văn 11 tập 1, Sau khi đọc 5 - Ai đã đặt tên cho dòng sông, Bài 1: Thông điệp từ thiên nhiên Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 5 (trang 16, SGK Ngữ văn 11, tập 1):

Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản, đưa ra ý kiến của bản thân và nêu lý giải hợp lý

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Trước hết, dòng sông Hương hiền hòa, nên thơ gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của miền Huế thơ. Với tâm hồn lãng mạn và một giọng văn đậm chất trữ tình, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đắm say ngắm nhìn dòng sông Hương yêu dấu và nhận ra rằng dòng sông ấy giống như một “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Người tài nữ ấy đã đánh thức tâm hồn nhà văn, đánh thức những tâm hồn Huế và những tâm hồn yêu Huế hết mực bằng những điệu nhạc êm dịu, mê đắm lòng người.

Advertisements (Quảng cáo)

Qua đoạn trích, ta cảm nhận được với Hoàng Phủ Ngọc Tường, không gian sông nước êm đềm, thơ mộng ấy cơ hồ chính là nguồn cảm hứng bất tận để “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Những câu văn tiếp theo là lời giãi bày chân thành của nhà văn với những tâm hồn đồng điệu. Cùng với sự so sánh mang nặng nỗi lòng, tâm tư ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa người đọc đến với không gian màn đêm trên sông nước xứ Huế mà “trong một khoang thuyền nào đó, giữa tiếng nước rơi bán âm của một mái chèo khuya”. “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” ấy đã đắp bồi nên một nền âm nhạc cổ điển đáng trân quý giữa cái không gian trầm mặc của kinh thành lăng tẩm.

Đâu chỉ với âm nhạc, dáng hình “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” còn được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện ở chỗ dòng sông đã khơi nguồn cảm hứng thi ca nghệ thuật ở biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Liên tưởng đến “Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên quãng sông này, với một phiến trăng sầu”, nhà văn nhắc đến “những bản đàn đã đi suốt đời Kiều”.

Mảnh đất Huế thơ ngày nay được nhiều người biết đến và lỡ yêu, lỡ thương bởi nhiều nét đẹp trong nó, nào là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, nét đẹp tâm hồn Huế và cả những nét đẹp văn hóa Huế. Đâu phải mấy ai cũng nhận ra rằng, những nét đẹp văn hóa ấy đã được ươm mầm, vun đắp từ “dòng phù sa mượt mà” của “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” – theo như cách nói của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Cách 2:

- Vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu đã được thể hiện tiếp trong phần còn lại của văn bản dựa vào đoạn văn “Có một dòng thi ca… tác giả “Từ ấy””.

- Không gian sông nước êm đềm, thơ mộng ấy cơ hồ chính là nguồn cảm hứng bất tận để “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”,… “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” ấy đã đắp bồi nên một nền âm nhạc cổ điển đáng trân quý giữa cái không gian trầm mặc của kinh thành lăng tẩm.

Cách 3:

Theo em, vai trò của sông Hương trong tư cách ” người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xử sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản. Dựa vào việc nhà văn đã nhắc lại vai trò của sông Hương, điều đó thể hiện qua hai đoạn văn sau: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy”

- Hình ảnh sông Hương là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được thể hiện ở việc sông Hương là dòng sông gắn liền với những nét văn hóa Huế ta có thể cảm nhận được trong hai đoạn trích: “Hình như trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước…tứ đại cảnh” và “Có một dòng thi ca…tác giả “Từ ấy””. Trước hết, dòng sông Hương hiền hòa, nên thơ gắn liền với nền âm nhạc cổ điển của miền Huế thơ.