Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả...

Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ. Từ việc đọc hiểu bài thơ trên...

Dựa vào sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ để xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp tác giả muốn gửi gắm. Từ đó, rút ra những lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Soạn văn Câu 4 trang 43 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 4 - Độc “Tiểu Thanh Kí”, Bài 7: Những điều trông thấy Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp mà tác giả muốn gửi đến độc giả qua bài thơ. Từ việc đọc hiểu bài thơ trên, bạn rút ra được lưu ý gì khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào sự đối sánh giữa bản phiên âm và bản dịch nghĩa, dịch thơ để xác định cảm hứng chủ đạo và thông điệp tác giả muốn gửi gắm. Từ đó, rút ra những lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Từ sự đồng cảm, thương xót với số phận của Nguyễn Du đối số phận buồn đau của cô gái Tiểu Thanh, tác giả thể hiện được những cảm xúc, suy tư của tác giả về số phận bất hạnh của người phụ nữ xã hội cũ. Đồng thời, người đọc còn cảm nhận sâu sắc và trân trọng tấm lòng nhân đạo, yêu thương con người của tác giả Nguyễn Du.

- Những lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du:

+Tìm hiểu về bối cảnh lịch sử - văn hóa thời điểm bài thơ được sáng tác → Từ đó người đọc có thể hiểu được những cảm xúc, tư tưởng mà Nguyễn Du gửi gắm trong nội dung bài thơ.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Đọc và hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của từng câu, từng câu thơ. Đồng thời nắm rõ những ngôn ngữ và biểu tượng được sử dụng trong bài thơ

+ Tìm hiểu và đối chiếu với các bài thơ của những nhà thơ khác cùng thời và cùng nền văn hóa: Việc so sánh và đối chiếu giúp bạn hiểu rõ hơn về phong cách, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du và cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về nền văn hóa, nền văn minh của thời đại đó.

Cách 2:

- Cảm hứng chủ đạo: Niềm thương cảm chân tình sâu xa đối với những số phận như nàng Tiểu Thanh và những khách văn nhân như bản thân nhà thơ Nguyễn Du.

- Thông điệp: Tình tri âm, tri kỉ hay là sự thấu cảm và tình thương yêu giữa người với người là vô cùng quý báu, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

- Một số lưu ý khi đọc một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du:

+ Cần tra cứu điển tích, điển cố hay nghĩa của từ khó thường được nêu trong các cước chú.

+ Cần đối chiếu bản phiên âm chữ Hán với bản dịch nghĩa, dịch thơ.

+ Cần vận dụng tri thức nền về tác giả và thể loại.

+ Cần lưu ý đến mối quan hệ chỉnh thể độc đáo ở mỗi bài thơ.

Ví dụ: Khi đọc một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như Độc “Tiểu Thanh kí, ngoài việc theo sát bố cục đề – thực – luận – kết còn phải chú ý đến mạch nội dung cảm xúc của bài thơ. Có như vậy mới nhận biết và đánh giá được mối quan hệ nội dung cảm xúc giữa sáu dòng thơ đầu với hai dòng thơ cuối bài "Độc Tiểu Thanh kí”.

Advertisements (Quảng cáo)