Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Cách kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình...

Cách kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong bài tản văn. Đọc kỹ bài thơ để trả lời...

Đọc kỹ bài thơ để trả lời. Soạn văn Câu 1 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 1 - Thực hành đọc Cây diêm cuối cùng, Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Cách kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong bài tản văn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ bài thơ để trả lời.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Cách kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình trong bài tản văn độc đáo ở chỗ bên cạnh những chi tiết miêu tả sự việc diễn ra của nhân vật, tác giả luôn đan xen những lời nói độc thoại, những câu văn diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhân vật trong truyện. Bởi nhân vật đó không phải một người vô cảm, anh sợ sệt nhưng dũng cảm và cũng vị tha. Yếu tố trữ tình đã tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm bằng những lời độc thoại, tâm tư của nhân vật.

Cách 2:

Tản văn tự sự vẫn lấy sự kiện, nhân vật, cảnh vật làm nội dung biểu đạt chủ yếu, lấy sự trần thuật miêu tả làm phương thức biểu đạt chủ yếu. Nó chú trọng kể việc, ghi người, tả cảnh nhưng cũng không giống như kể việc ghi người tả cảnh trong tiểu thuyết. Kể chuyện trong tản văn chỉ là trần thuật một số phiến đoạn của sự kiện; ghi người chỉ là ghi một số mặt quan trọng của nhân vật, tả cảnh chỉ là tả một số phương diện nào đó của cảnh vật; hơn nữa, những sự việc, con người, cảnh vật này đại đa số chỉ là những sự việc, con người, cảnh vật mà tác giả đã tiếp xúc qua, tác giả thường lấy nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” làm sợi dây liên kết những phiến đoạn của sự kiện, những mặt nào đó của nhân vật, phương diện nào đó của cảnh vật; thủ pháp miêu tả thường là vận dụng lược thuật và phác họa, ngôn ngữ ít ỏi cốt chỉ vẽ ra tình trạng của sự kiện, thần thái của nhân vật, đặc sắc của cảnh vật. Tản văn tự sự chia thành: tản văn kí sự, tản văn ghi người, tản văn tả cảnh.

Tản văn trữ tình là tản văn lấy sự bộc lộ tư tưởng, tình cảm của tác giả làm chủ đạo, điều căn bản của nó là bộc lộ tình cảm. Trữ tình ở đây đã chỉ ra nội dung chủ yếu của nó là tình cảm, đồng thời cũng chỉ ra thủ pháp biểu hiện chủ yếu của nó là trữ tình. “Tình” trong tản văn trữ tình chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Tản văn trữ tình ưu tú phải lấy “tình” làm sợi dây sắp đặt kết cấu, tính chủ quan của nó đặc biệt mãnh liệt. Ở phương diện này, tản văn trữ tình và thơ trữ tình có điểm giống nhau, nhưng tản văn trữ tình khác với thơ trữ tình ở chỗ không trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mà phần nhiều là sự việc sinh tình cảm, mượn cảnh nói tình, lấy vật để nói chí, “tình” của nó phải có cái dựa vào, tình thấm vào trong cảnh và vật rồi bộc lộ ra, tình cảm chủ quan và cảnh vật khách quan nhập vào làm một. Ngoài ra tình cảm trong tản văn trữ tình không tập trung như thơ trữ tình, nó thường là sự trải rộng của tư tưởng tình cảm trong một tổ chức, sắp xếp hết sức công phu của tài liệu. Ngôn ngữ tản văn khác ngôn ngữ thơ trữ tình là điều đã quá rõ ràng.