Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các...

Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào?...

Đọc kỹ đoạn thơ từ 719 đến 748. Soạn văn Câu 3 trang 16 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 3 - Trao duyên, Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thuý Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thuý Kiều đã dựa vào điều gì để thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nếu diễn biến tâm lí của Thuý Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thuý Vân. Hãy phân tích, lý giải quá trình diễn biến tâm lí đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ đoạn thơ từ 719 đến 748.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều bày tỏ một thái độ thành khẩn, Thúy Kiều sử dụng những từ như “cậy”, “lạy”, “thưa” để thể hiện thái độ khẩn thiết cầu xin của mình dành cho người em gái, nàng đã dùng đối đãi của bề dưới dành cho bề trên với Thúy Kiều.

b. Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, Thúy Kiều trước hết trình bày về hoàn cảnh của mình, nói về mối tình đẹp đầy dang dở của mình với Kim Trọng và mong Thúy Vân sẽ hiểu cho tình cảnh của nàng mà chấp nhận lời nhờ vả này. Bởi lẽ, nàng biết mình không thể vừa hoàn thành chữ “hiếu” và chữ “tình” cùng một lúc, nàng cũng đau khổ, day dứt và cảm thấy có lỗi khi từ bỏ mối tình với Kim Trọng nên Kiều càng hy vọng Thúy Vân có thể hiểu cho hoàn cảnh của nàng.

c. Khi trao kỉ vật cho Vân, Kiều dặn dò “Duyên này” là duyên của Thúy Vân và Kim Trọng, duyên với Thúy Kiều đã hết. Những kỷ vật này, vào giờ phút này sẽ trở thành của chung của 2 chị em, Kiều cũng sẽ chỉ có một phần trong đó. Lúc Kiều kể cho Thúy Vân nghe về mối tình của mình, nàng bình tĩnh, chậm rãi kể nhưng khi đến lúc trao kỷ vật cho Thúy Vân, có lẽ lòng nàng đang đau đớn, cắn rứt, tiếc nuối cho chính mối tình đẹp của mình bởi từ này nó không còn là mối tình của nàng nữa nên lòng nàng trở lên nặng trĩu, buồn rầu trước tình cảnh này.

d. Tâm trạng của nhân vật Kiều chia làm 3 giai đoạn chính trong đoạn trích Trao duyên:

- Đầu tiên nàng khẩn thiết nhờ cậy với Thúy Vân thể hiện qua câu thơ:

Advertisements (Quảng cáo)

“Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Câu thơ thể hiện sự khẩn khoản, thiết tha của Thúy Kiều khi đặt niềm tin, mối tình của mình vào Thúy Vân, hy vọng cuối cùng của nàng. Tâm trạng nhờ cậy đó được thể hiện qua những từ ngữ như nhờ, mượn, phiền… thể hiện sự nhún nhường của Kiều dành cho Vân bởi giờ đây nàng đang là người đi nhờ cậy, nàng đã dùng vai vế của kẻ bề dưới để đối đãi với Thúy Vân. Qua đó thể hiện Thúy Kiều là một người rất tinh tế và hiểu chuyện.

Nàng kể về hoàn cảnh của mình, sự tiến thoái lưỡng nan khi không thể cùng lúc thực hiện được cả chữ hiếu với tình. Nàng đã làm tròn đạo hiếu với cha nàng, với em nàng nhưng còn Kim Trọng, có lẽ nàng sẽ phải phụ chàng, phụ mối tình dang dở tuyệt đẹp này. Bởi vậy, nàng muốn nhờ cậy Thúy Vân, có thể nên duyên với Kim Trọng, tiếp tục mối tình với chàng, như vậy dù nàng ở đâu thì trong lòng cũng cảm thấy thanh thản và bình yên một chút. Sự dang dở này được thể hiện rõ nét qua câu thơ “Giữa đường đứt gánh tương tư”, đó là sự dang dở của một mối tình đẹp, đầy tiếc nuối.

Tiếp tục, Kiều thuyết phục Thúy Vân hãy giúp mình, chấp nhận mối tình dang dở này dù muốn hay không. Kiều mong muốn Vân sẽ thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, cùng chàng dệt lên câu chuyện tình yêu tuyệt đẹp qua những cụm từ: tình máu mủ, lời non nước, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối… nhằm thuyết phục Thúy Vân đồng ý duyên này thay mình. Nàng cũng khẳng định, sau này dù có ở bất kỳ nơi đâu, nàng cũng luôn hướng về và chúc phúc cho tình duyên này của Thúy Vân và Kim Trọng.

Đặt trong mối quan hệ đầy khẩn thiết này, dường như Thúy Kiều đang dùng tình thân để buộc Thúy Vân chấp nhận mối tình dang dở này. Nàng biết như vậy là ích kỷ, bất công với Thúy Vân nhưng trước hoàn cảnh như này, có lẽ đây là giải pháp tốt nhất dành cho cả hai. Để rồi Thúy Kiều bỏ ra những kỷ vật và trao cho Thúy Vân. Đây chính là lúc lòng nàng đau như cắt bởi mối tình tâm tâm niệm niệm của mình bỗng chốc sắp tan thành mây khói, nàng phải trao cho em mình, từ nay người bên Kim Trọng không phải nàng mà là Thúy Vân, người sẽ thay nàng yêu Kim Trọng và cứ nghĩ đến điều đó thì lòng nàng lại đau đớn, khôn nguôi.

Kết thúc đoạn thơ, Kiều cũng đã tự dự đoán trước tương lai của chính mình, có thể nàng sẽ thật sự chết đi “hiu hiu gió” hay “trâm gãy gương tan”… đó đều là những dự cảm chẳng lành của Thúy Kiều về một tương lai mờ mịt nơi đất khách quê người.

Cách 2:

a. “Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.

b. Kiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.

c. Lời trao duyên và dặn dò Thúy Vân:

Duyên này thì giữ vật này của chung. Lời lẽ thiếu chặt chẽ, thậm chí mâu thuẫn với những gì Kiều nới với em khi bày tỏ ước nguyện trao duyên. Trao duyên cho Thúy Vân mà nàng vẫn muốn kỉ vật là “của chung” – như muốn giữ cả phần mình trong đó. Trao "duyên” xong, nhưng lòng Kiều càng nặng trĩu, đầy những giằng xé, những níu kéo, tiếc nuối vô cùng. Lý trí bắt nàng từ bỏ tình yêu với chàng Kim Trọng yêu thương, nhưng trái tim và tình cảm của Kiều lại không cho phép nàng làm vậy.

d. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba chặng như ba nấc thang tâm lí:

- Lời trao duyên và lời thuyết phục Thúy Vân: từ ngữ chọn lọc, hàm súc, cách nói tinh tế, chặt chẽ, cho thấy Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt.

- Tâm lí của nhân vật đã biến đổi từ trạng thái tỉnh táo, sáng suốt chuyển thành lúng túng, bối rối, thậm chí có lúc rơi vào ảo giác. Sự đổi thay bắt đầu từ khoảnh khắc Thúy Kiều trao cho Thúy Vân kỉ vật: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,... Mỗi kỉ vật xuất hiện là thêm một lần sống dậy, kỉ niệm đánh thức tình yêu, khiến trái tim lên tiếng, lấn át cả lí trí.