Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật).
Chú ý vào điểm nhìn của tác giả.
Advertisements (Quảng cáo)
Trong tác phẩm, tác giả chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn từ bên trong, tức là đứng trên lập trường của từng nhân vật để đối thoại hay giải quyết tình huống. Ví dụ khi Diễm Thương giả diễn làm cái Cải, ông Năm Nhỏ nghe vậy vừa bất ngờ, ngơ ngác rồi rưng rưng thể hiện rõ qua những câu hỏi tu từ “Thiệt con là Cải hả?”, “môi run lập bập hỏi cải phải hôn con”... Kết hợp với lời kể của tác giả là lời của chính nhân vật, dường như tác giả đã hoàn mình vào cảm xúc, cung bậc của nhân vật để thốt ra những câu hỏi nhói lòng, những câu từ mang ý nghĩ tượng trưng cao để làm nổi bật niềm vui sướng, mừng hụt của người cha già đang mong mỏi tìm thấy con gái suốt 12 năm. Đây là một nghệ thuật kể chuyện khá độc đáo, đã được nhiều tác giả sử dụng để nâng cao hiệu quả biểu đạt, xây dựng hình tượng nhân vật như trong truyện Chí Phèo của Nam Cao, Vợ nhặt của Kim Lân… điều đó càng thể hiện tầm quan trọng của việc lựa chọn điểm nhìn kể chuyện bởi nó không chỉ đơn giản phản ánh tâm lí của nhân vật mà nó còn thể hiện một thông điệp sâu xa mà tác giả muốn truyền tải.
Cách 2:
- Hệ thống điểm nhìn: Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình, điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế.
- Điểm nhìn người kể chuyện giúp nhà văn miêu tả chính xác, khách quan diễn biến hành động của nhân vật, kết hợp với điểm nhìn bên trong để miêu tả nội tâm, cảm xúc của nhân vật.
+ Ông Năm khắc khoải chờ mong tin con, buồn bã khi nhớ về con.
+ Thán lo lắng cho câu chuyện giữa mình với Diễm Thương.
+ Diễm Thương lạnh nhạt, không cảm xúc.