Câu 5 (trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hình tượng Cửu Trùng Đài trong vở kịch có ý nghĩa gì? Bạn có suy nghĩ gì về những phản ứng khác nhau của các nhân vật khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy?
Chú ý vào hình ảnh Cửu Trùng Đài.
Cách 1
- Cửu Trùng Đài là biểu tượng cao nhất của một giá trị nghệ thuật, đó là một công trình kiến trúc lớn, mang ý nghĩa thời đại của một kỹ sư tài ba mang tên Vũ Như Tô. Đây được coi là một sản phẩm của giá trị nghệ thuật tạc thành.
- Cách phản ứng khác nhau của nhân vật trong truyện là hoàn toàn có thể hiểu. Cửu Trùng Đài là công trình cả đời, là lý tưởng sống của Vũ Như Tô, bởi vậy ông đau đớn, gục ngã là truyện hết sức bình thường. Người dân thì cảm thấy vui sướng, phấn khởi muôn phần bởi để làm công trình đó, họ phải bỏ ra sức lao động của mình, thậm chí là xương máu khiến họ cảm thấy nó là nỗi đau khổ chứ không hề đẹp như Vũ Như Tô nghĩ. Bởi vậy họ vui mừng, phấn khởi trước sự hủy hoại của công trình đó.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 2:
* Ý nghĩa hình tượng Cửu Trùng Đài:
- Với Vũ Như Tô và Đan Thiềm: Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc trong mơ ước, là giấc mơ sáng tạo lớn lao, cao cả, đẹp đẽ của người nghệ sĩ . Cửu Trùng Đài là biểu tượng của cái đẹp siêu đẳng mà người nghệ sỹ muốn thi thố tài năng cùng trời đất.
- Với nhà vua và triều đình: Cửu Trùng Đài là biểu tượng cho quyền lực và sự xa hoa, thối nát vô độ của nhà vua và giai cấp thống trị đương thời.
- Với quần chúng nhân dân: Cửu Trùng Đài là món nợ xương máu không thể tính đếm của người lao động. Đó là biểu tượng của lòng hờn căm chất chồng của nhân dân với giai cấp thống trị đương thời.
- Với chính nó: Cửu Trùng Đài trong giấc mộng của người nghệ sĩ sáng tạo Vũ Như Tô muốn xây một công trình nghệ thuật “bền vững như trăng sao”, trường tồn, bất diệt để tô điểm cho non sông, đất nước. Nghĩa là nó là cái đẹp gắn với cái thiện nhưng trên thực tế, sự tồn tại của nó ngắn ngủi như một giấc mơ đẫm máu và nước mắt của người nghệ sĩ sáng tạo và của quần chúng lao động.
* Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy phản ứng khác nhau của các nhân vật: Vũ Như Tô đau đớn kinh hoàng nhận ra sự vỡ mộng lớn. Ông “rú lên” kinh hoàng, tuyệt vọng: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi!… Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Còn về phía nhân dân, họ vui mừng khi Cửu Trùng Đài bị cháy.