Câu 10 (trang 12, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.
Đọc kỹ phần giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều.
Cách 1
Nguyễn Du đã dùng nhiều phương tiện để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật như qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, độc thoại và đối thoại… Qua đó làm đa dạng cách thức thể hiện tình cảm, nội tâm của từng nhân vật, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được về tính cách, nhận thức của từng nhân vật.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 2:
Nguyễn Du đã dùng nhiều phương tiện để khám phá thế giới nội tâm của nhân vật như qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, độc thoại và đối thoại…
Qua đó làm đa dạng cách thức thể hiện tình cảm, nội tâm của từng nhân vật
Cách 3:
Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, "ngôn ngữ” thiên nhiên trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng.
Cách 4:
Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, "ngôn ngữ” thiên nhiên trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí quan trọng. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, tác giả đã tập trung ngòi bút của mình vào nhân vật chính là Thuý Kiều phục vụ cho việc biểu hiện tình cảm nhân đạo cao cả của ông đối với nàng Kiều. Ngoài nhân vật chính, ông lại xây dựng được hàng loạt nhân vật có cá tính và đã trở thành nhân vật điển Hình trong văn học: Kim Trọng,Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh… Ngay cả những nhân vật tưởng như rất phụ chỉ được nêu ra trong một số câu thơ, Nguyễn Du cũng để lại cho người đọc những Hình ảnh khó quên qua những màn, những cuộc hội thoại trong Tác phẩm. Chúng ta có thể tìm trong Tác phẩm của Nguyễn Du rất nhiều hình thức hội thoại: đơn thoại, song thoại, tam thoại, đa thoại, đối thoại giữa người âm và người dương, đối thoại trực diện và đối thoại gián tiếp…
Có thể nói, bằng cách sử dụng ngôn ngữ nửa trực tiếp trong độc thoại nội tâm của nhân vật, tác giả như muốn hòa mình vào đó để tự nhiên bày tỏ quan niệm, suy nghĩ, cách đánh giá của mình một cách khách quan. Nội dung và ngữ điệu hoàn toàn là của nhân vật, nhưng chủ thể lời nói là của người kể. đó chẳng phải là một nghệ thuật độc đáo trong việc thể hiện quan niệm của tác giả trong tác phẩm đó