Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn...

Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân)...

Đọc kỹ phần sáng tác chữ Nôm của tác giả. Soạn văn Câu 5 trang 10 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Trong khi đọc 5 - Tác gia Nguyễn Du, Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều Truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ phần sáng tác chữ Nôm của tác giả.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 1

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện, bối cảnh từ Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân và viết thành tập Truyện Kiều bằng chữ Nôm, thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ kể về cuộc đời của Thúy Kiều. Đây là kết quả của một sự giao lưu văn hóa, kế thừa tinh hoa của nhân loại của Nguyễn Du.

Cách 2:

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện, bối cảnh từ Kim Vân Kiều Truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.

Cách 3:

Truyện Kiều được viết theo hình thức truyện thơ Nôm, thể lục bát, gồm 3254 câu, kể về cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiểu truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học Trung đại trên thế giới.

Advertisements (Quảng cáo)