Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Nếu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể...

Nếu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ...

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 5 trang 98 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 5 - Bài ca ngất ngưởng, Bài 9: Lựa chọn và hành động Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Nếu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống nhưng vẫn mang đậm tư tưởng, tinh thần trung quân ái quốc của một vị quan mẫu mực.

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 2:

Ngôn ngữ hát nói được tác giả sử dụng trong văn bản không chỉ đa dạng mà nó còn làm nổi bật phong cách nghệ thuật, tài hoa của Nguyễn Công Trứ. Đó là giọng điệu của một người khí phách, luôn mong muốn có cuộc sống tự do, được thể hiện cá tính của mình.

Ông đã vượt qua những hủ tục phong kiến thông thường, dám sống đúng với bản chất của mình. Giọng điệu hào hứng, vui tươi thể hiện một cuộc sống phóng khoáng, thoải mái. Nhưng ẩn sâu trong đó là một thái độ khảng khái, cương quyết, dứt khoát, tràn trề sức sống

Cách 3:

Ngôn ngữ hát nói của Nguyễn Công Trứ cũng rất đa dạng về nhạc điệu, màu sắc, đường nét. Nhà thơ sử dụng tiếng Việt hết sức uyển chuyển để khai thác tối đa sức biểu hiện, biểu cảm của câu thơ quốc âm. Vì vậy, cảm nhận thơ Nguyễn Công Trứ không nên chỉ bằng ngữ nghĩa, mà còn phải chú ý nhiều phương diện khác như âm điệu, âm hưởng.

Nguyễn Công Trứ sáng tạo ra nhiều câu thơ có chức năng cú pháp như một loại câu mang tính định nghĩa về chính bản thân. Bài ca ngất ngưởng là một điển hình: Ông Hy Văn tài bộ… (là vị đã từng): khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông… Khi ca, khi tửu, khi cắc khi tùng. Không Phật, không Tiên, không vướng tục (vậy cho nên): Trong triều ai ngất ngưởng như ông, (thế mà lại phải)… đã vào lồng. Hoặc: “Chẳng phải rằng ngây, chẳng phải đần/ Bởi vì nhà khó hóa bần thân” (Vịnh cảnh nghèo).

Advertisements (Quảng cáo)