Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích những cảm xúc và suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.
Chú ý vào 2 câu luận
Cách 1
- “Cổ kim hận sự” thể hiện mối hận xưa và nay, một mối hận truyền kiếp về số phận bất hạnh của những người tài hoa như nàng Tiểu Thanh.
- “Thiên nan vấn” thể hiện sự khó hỏi, không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này.
→ Qua đó, ta thấy được nỗi hận về thời cuộc, về thời đại khổ đau của tác giả. Những người tài giỏi họ xứng đáng nhận được hạnh phúc, nhưng ở đây, họ lại chịu nỗi bất hạnh, đối xử bất công, vô lý từ người khác để rồi phải bỏ mạng lại. Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà ông còn thương xót cho số phận của những người tài hoa nhưng số phận bất hạnh trong xã hội cũ như tấm lòng của một người đồng cảnh ngộ.
Cách 2:
Advertisements (Quảng cáo)
- “Cổ kim hận sự” thể hiện mối hận xưa và nay, một mối hận truyền kiếp về số phận bất hạnh của những người tài hoa như nàng Tiểu Thanh.
- “Thiên nan vấn” thể hiện sự khó hỏi, không tìm được câu trả lời cho câu hỏi này.
→ Qua đó, ta thấy được nỗi hận về thời cuộc, về thời đại khổ đau của tác giả.
Cách 3:
- “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính là mối hận của những người tài hoa mà bạc mệnh.
- Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.
→ Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không phải là nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ thể hiện sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.
- Kì oan: nỗi oan lạ lùng
- Ngã: ta (từ chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa mà giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những người tài hoa bạc mênh.
→ Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”