Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi...

Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn...

Dựa vào đoạn độc thoại của Hăm-lét. Soạn văn Câu 5 trang 131 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Sau khi đọc 5 - Sống - hay không sống – đó là vấn đề, Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 5 (trang 131, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh mang sau khi chết”?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào đoạn độc thoại của Hăm-lét.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Nhận thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu

+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

Advertisements (Quảng cáo)

- Theo em, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết đó là sau khi chết đi, Hăm-lét được gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ. Nó có thể là những lời trách cứ khiến con người không được yên, trách nhiệm chưa gánh vác xong, đó được coi là một thất bại triệt để của cuộc sống khi lựa chọn cái chết thay vì thực hiện trách nhiệm của mình.

Cách 2:

- Nhận thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu

+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

- Theo em, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết đó là sau khi chết đi, Hăm-lét được gặp lại những người thân yêu của mình, những người đã bị chết oan bởi những người tàn ác kia trong khi Hăm-lét chưa trả thù được cho họ.

Cách 3:

- Ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu là: Hăm-lét đã thể hiện thái độ khinh thường và chán ghét xã hội đương thời. Con người phải chịu đựng những roi vọt, khinh khi của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng,… Hăm-lét luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tìm ra sự thật, liệu chàng có bị cuốn vào những thói xấu xa hay không. Dù ở hoàn cảnh nào, chàng vẫn luôn giữ lấy lý trí và niềm tin của mình.

- Những “nỗi khổ nhục” ở cõi “mênh mang sau khi chết” khiến Hăm-lét sợ những mơ nào đó sẽ tới, làm cho chàng phải suy nghĩ và chính điều đó đã gây ra tai họa cho cuộc sống dày đặc này.

Advertisements (Quảng cáo)