Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế – hành...

Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ có tạo nên sự...

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 7 trang 98 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 7 - Bài ca ngất ngưởng, Bài 9: Lựa chọn và hành động Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 7 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Hình ảnh con người Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ không tạo nên sự đối lập về nhân cách mà ngược lại nó còn kết hợp hài hòa, khẳng định khí khái của một người nam tử.

Advertisements (Quảng cáo)

Một nhà Nho nhập thế - hành đạo nghĩa là họ hòa mình vào thế sự đời, giúp đỡ và tận hưởng cuộc sống của một người bình thường nhưng mang trong mình những hiểu biết uyên thâm. Và hình ảnh con người phóng túng – tài tử chính là một phần của một nhà Nho nhập thế. Họ vào đời bằng cách riêng của mình, vẫn mang theo những kiến thức uyên bác, thâm sâu ấy, giúp đỡ mọi người xung quanh, tận hưởng cuộc sống của mình một cách tự do, phóng khoáng. Sự biểu lộ tính cách, suy nghĩ ra bên ngoài là một phần của cuộc sống và mọi người đều nên như vậy. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho chính gốc tài giỏi nhưng ông mang trong mình một thói sống phóng túng, yêu tự do, ghét sự trói buộc… nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ông, những giá trị Nho học luôn hiện hữu, bao gồm cả tinh thần trung quân ái quốc, yêu nước thương dân.

Cách 2:

Hình ảnh con người Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng – tài tử trong bài thơ không tạo nên sự đối lập về nhân cách mà ngược lại nó còn kết hợp hài hòa, khẳng định khí khái của một người nam tử.

Một nhà Nho nhập thế - hành đạo nghĩa là họ hòa mình vào thế sự đời, giúp đỡ và tận hưởng cuộc sống của một người bình thường nhưng mang trong mình những hiểu biết uyên thâm. Và hình ảnh con người phóng túng – tài tử chính là một phần của một nhà Nho nhập thế.

Sự biểu lộ tính cách, suy nghĩ ra bên ngoài là một phần của cuộc sống và mọi người đều nên như vậy. Nguyễn Công Trứ là một nhà Nho chính gốc tài giỏi nhưng ông mang trong mình một thói sống phóng túng, yêu tự do, ghét sự trói buộc… nhưng ẩn sâu trong tâm hồn ông, những giá trị Nho học luôn hiện hữu, bao gồm cả tinh thần trung quân ái quốc, yêu nước thương dân.

Cách 3:

Trong thực tế, có rất nhiều người vưa đạt được công trạng – danh vọng cao lại vừa thỏa nguyện được đời sống phong lưu – tài tử như Nguyễn Công Trứ. Bằng tài năng vượt trội, tinh thần dấn thân và thái độ sống, cách hành xử đầy tự tin, Nguyễn Công Trứ là hiện thân của một hình mẫu nhân cách nhà Nho đặc biệt: vừa nhập thế - hành đạo, vừa hưởng lạc – tài tử; ở một phương diện nào, ông cũng đạt đến độ khác biệt. Đạt công tích sự nghiệp nhưng không để danh lợi, phú quý, uy vũ khuất phục, phóng túng phong tình nhưng không buông tuồng phá phách, tự tin vào bản lĩnh và trí tuệ đến mức bình thản đối diện với mọi thăng trầm của cuộc đời,...