Câu 3 (trang 122, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm hiểu khát vọng tình yêu tự do, ước mong hạnh phúc và cách ứng xử nhân văn của người từng chịu cuộc đời đau khổ được thể hiện qua văn bản.
Chú ý vào câu chuyện của nàng Ờm.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 1
Chính bản thân nhân vật trong truyện là người bị bố mẹ ngăn cản tình yêu đôi lứa của mình đến mức nàng và người mình yêu phải tự vẫn, sang thế giới bên kia đoàn tụ, nhưng ta không thấy trong nàng bất kỳ sự oán trách nào. Đúng vậy, cái chết đã giải thoát cho nàng, sang thế giới bên kia, có cuộc sống tự do, hạnh phúc với người mình yêu. Đó là một sự giải thoát một kết quả cao nhất của một tình yêu bị cấm đoán. Nhưng dù vậy, nàng không hề oán trách số phận, oán trách những bậc cha mẹ đã đẩy con cái đến mức đường này. Nàng muốn dùng câu chuyện của mình để khuyên răn họ, để khiến cho các bố, các mẹ hiểu được hành động của họ là sai lầm như thế nào. Hạnh phúc của con người là điều không thể cưỡng cầu, chúng ta nên chấp nhận nó thay vì cấm ép mà dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Cách 2:
- Trên cõi trần gian, nàng Ờm và chàng Bồng Hương chẳng đến được với nhau, nên họ đã quyết định cùng về chốn mường Ma để hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Cái chết đã giải thoát cho nàng, sang thế giới bên kia, có cuộc sống tự do, hạnh phúc với người mình yêu. Đó là một sự giải thoát một kết quả cao nhất của một tình yêu bị cấm đoán.
- Nhưng nàng không hề oán trách cha mẹ, khi cha mẹ muốn đưa nàng về nhưng hồn vía nàng đã từ chối, xin ở lại núi Làn Ai. Qua đó, nàng muốn những người còn sống “Rút ra bài học” và “ Không phải chịu số phận bất hạnh” như Ờm và Bồng Hương.