Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của...

Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng”...

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 3 trang 98 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Sau khi đọc 3 - Bài ca ngất ngưởng, Bài 9: Lựa chọn và hành động Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 3 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng”. Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ tác phẩm để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Thao lược đã nên tay ngất ngưởng: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường. Ở đó, ông cũng tỏa sáng, làm chủ được tình thế bằng tài năng và sự nhạy bén của chính mình.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường bởi ông đã rời xa triều đình, trở lại với cuộc sống bình thường, tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: sự thể hiện cá tính của ông khiến mọi người đều ngước nhìn, bởi đó là sự thể hiện cá tính một cách phô trương, tự do đôi khi là quá đà nhưng vẫn giữ được đạo nghĩa quân thần của mình.

Cách 2:

Advertisements (Quảng cáo)

- Thao lược đã nên tay ngất ngưởng: thể hiện một sự hiên ngang, phong thái đĩnh đạc của tác giả nơi chốn quan trường.

- Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng: thể hiện một sự tự do, phóng khoáng, cuộc sống tự tại không còn vướng vào thị phi, đấu đá chốn quan trường

- Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng: sự thể hiện cá tính của ông khiến mọi người đều ngước nhìn

Cách 3:

- Lần 1: Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.

- Lần 2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.

- Lần 3: Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.

- Lần 4: “Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.