Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm Đọc kỹ phần...

Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm Đọc kỹ phần 2 của văn bản để trả lời câu hỏi này...

Đọc kỹ phần 2 của văn bản để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 2 trang 98 SGK Ngữ Văn 11 tập một, Câu 2 - Thực hành đọc Tiếp xúc với tác phẩm, Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 2 (trang 98, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ phần 2 của văn bản để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Advertisements (Quảng cáo)

Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm là: Không phải ta cứ nhìn vào những gì hiện hữu lên trên tác phẩm thì đó chính là nội dung, ý nghĩa của việc truyền tải bởi ta phải căn cứ vào thời cuộc, ai là người vẽ, vẽ cái gì và đặc biệt qua đó, ta hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn nói với người đọc là gì. Như tác giả đã lấy ví dụ về bức tranh Em Thúy, ông không biết đó là ai, xấu xí hay xinh đẹp, có giống thật hay không… Ông chỉ biết tác giả là Trần Văn Cẩn - người đang sống giữa thời cuộc đầy bất ổn khi cái Âu hóa bắt đầu du nhập vào nước ta. Từ đó, ông kết luận rằng bức tranh thể hiện sự do dự của ông trước thế sự khi hệ tư tưởng phương Tây đang dần thâm nhập vào Việt Nam.

Cách 2:

Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm là: ta phải căn cứ vào thời cuộc, ai là người vẽ, vẽ cái gì và đặc biệt qua đó, ta hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn nói với người đọc là gì.

Cách 3:

- Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm.

- Khi đổi chủ đề và tên gọi thì giá trị thẩm mĩ hay ý nghĩa nội dung cũng không hề thay đổi, vì bản chất hiện thực vẫn vậy, vẫn là một.

- Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng.