Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về...

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động” của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược...

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu hỏi trang 106 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Kết nối đọc - viết - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bài 9: Lựa chọn và hành động Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu hỏi (trang 106, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của mình về "lựa chọn và hành động” của nghĩa sĩ Cần Giuộc khi đối đầu với kẻ thù xâm lược

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 1

Hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc hiện lên như một bức tượng đài bất tử tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, bản thân họ thực sự có 2 lựa chọn: thứ nhất là tiếp tục cuộc sống làm nông, mặc cho kẻ thù đàn áp nô dịch mà vẫn sống sót; hai là đứng lên chống lại kẻ thù, đánh đuổi chúng và có thể sẽ phải hy sinh tính mạng. Họ đã chọn phương án hai, lựa chọn đứng lên chống Pháp bằng những gì mình đang có. Lòng yêu nước của họ đã thôi thúc họ phải hành động bởi người dân đều đang bị lầm than, cơ cực, họ không chịu được cảnh đất nước mình bị giày xéo, và họ đã hành động. Và chính hành động ấy đã thể hiện tinh thần quả cảm, anh dũng của họ với đất nước. Thế hệ sau và mai sau đều sẽ biết ơn, trân trọng sự hi sinh của họ và họ cũng sẽ nhìn vào đó mà thêm yêu quý hòa bình và độc lập của đất nước, để từ đó ý thức được trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ nó của mình.

Cách 2:

Hình tượng người nông dân, những người nghĩa sĩ yêu nước hiện lên thật quả cảm hào hùng. Lòng yêu đất nước tha thiết xuất phát từ chính trái tim của họ đã khiến cho họ trở nên đẹp đẽ, lấp lánh. Vẻ đẹp của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước được toát ra chính lòng căm thù giặc sục sôi. Chính lòng căm thù giặc đã biến thành hành động vùng lên quật khởi rất hào hùng. Họ tự giác, tự nguyện đứng lên chiến đấu để bảo vệ giang sơn, tổ quốc, ấy là nét đẹp bản chất nhất trong hành động của người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đến đây không chỉ vẻ đẹp trong tâm hồn mà ngay cả vẻ đẹp trong hành động của những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước cũng đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa lên một cách rõ rệt. Từ cái động lực tinh thần tự nguyện gánh vác trách nhiệm lịch sử mà đã tạo ra cho họ sức mạnh vô cùng lớn. Họ đã hành động, đứng lên chống giặc ngoại xâm. Không chờ bày bố mà chỉ "ngoài cật có một manh áo vải nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi, trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ”. Hình ảnh người nông dân được hiện lên trong tác phẩm khiến cho chúng ta vừa cảm thấy tự hào và xen lẫn niềm xót xa. Những người nghĩa sĩ dường như đóng vai trò là hiện thân của cả một sức mạnh dân tộc. Đối mặt với kẻ thù lớn mạnh với ” đạn nhỏ, đạn to”, "tàu thiếc, tàu đồng” với đội quân xâm lược nhà nghề, vậy mà vũ khí để họ dùng chống lại chỉ là "một manh áo vải”, "một ngọn tầm vông”, chỉ có ” dao phay” và chỉ là những "hỏa mai đánh bằng rơm con cúi”. Thử hỏi rằng đem những thứ đó ra đối chọi với súng đạn của thực dân khác nào bước chân vào chỗ chết. Cái sự thật phũ phàng đó như phô bày ra trước mắt ta thật xót đau biết mấy. Đó là tấn bi kịch của những người nghĩa sĩ cần Giuộc, cũng là tấn bi kịch của cuộc sống nước ta vào thời kì nghiệt ngã ấy. Tấn bi kịch này đã đưa đến cái họa mất nước kéo dài cả thế kỉ.

Advertisements (Quảng cáo)