Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ...

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều).Bóng hồng nhác thấy nẻo xa...

Đọc kỹ phần lý thuyết về biện pháp tu từ đối để trả lời câu hỏi này. Soạn văn Câu 2 trang 20 SGK Ngữ Văn 11 tập hai, Câu 2 - trang 20 Thực hành tiếng Việt trang 20, Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Soạn văn 11 - Kết nối tri thức - chi tiết.

Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Question - Câu hỏi/Đề bài

Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các đoạn thơ dưới đây (trích tác phẩm Truyện Kiều).

a.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai.

Người quốc sắc kẻ thiên tài,

Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,

Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.

Bóng tà như giục cơn buồn,

Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.

Dưới dòng nước chảy trong veo,

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thiết tha.

b.

Một mình nương ngọn đèn khuya,

Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu:

Advertisements (Quảng cáo)

“Phận dầu dầu vậy cũng dầu,

Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!

Công trình kể biết mấy mươi,

Vì ta khăng khít cho người dở dang.

c.

Người về chiếc bóng năm canh,

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ phần lý thuyết về biện pháp tu từ đối để trả lời câu hỏi này.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, “Chập chờn cơn tỉnh cơn mê”, “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”.

→ Việc sử dụng các cặp đối trong cùng một câu như vậy giúp tác giả dễ dàng tái hiện được cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Kim Kiều trong Truyện Kiều. Đồng thời, nó cũng làm nổi bật tình cảm của hai người dành cho nhau, dù cả hai đều mến mộ nhau nhưng đều tỏ ra e ngại, thẹn thùng.

b. Biện pháp tu từ: đối vế câu “Một mình nương ngọn đèn khuya/ Áo đầm giọt lệ tóc se mái sầu”, “Phận dầu dầu vậy cũng dầu/ Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời!”…

→ Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trong đêm. Dường như nàng đang bầu bạn với ngọn đèn khuya, cô đơn, buồn bã, mong chờ vào một điều gì đó, rồi lại thấy thương cho chính bản thân mình.

c. Biện pháp tu từ: đối trong một cặp câu “Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm đường”

→ Việc sử dụng biện pháp tu từ đối nhằm nhấn mạnh sự cô đơn của nhân vật trữ tình chỉ có trăng làm bạn, làm tri kỷ. Đồng thời, biện pháp đối như vậy giúp lời thơ trở nên cân xứng, câu văn thêm hài hòa và thu hút người đọc hơn.