Trang chủ Lớp 11 Vật lý lớp 11 Nâng cao Bài 3 trang 199 Lý 11 Nâng cao, Một ống dây dài

Bài 3 trang 199 Lý 11 Nâng cao, Một ống dây dài...

Bài 41. Hiện tượng tự cảm – Bài 3 trang 199 SGK Vật Lý 11 Nâng cao. Một ống dây dài

Advertisements (Quảng cáo)

Một ống dây dài được quấn với mật độ 2000 vòng/m. Ống có thể tích 500cm3. Ống dây được mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng công tắc, dòng điện trong ống biến đổi theo thời gian như đồ thị trên hình 41.5. lúc đóng công tắc ứng với thời điểm t = 0. Tính suất điện động tự cảm trong ống.

a) Từ sau khi đóng công tắc đến thời điểm t = 0,05s.

b) Tử thời điểm t = 0,05s về sau.       

Giải             

n = 2000 = 2.103 vòng/m

V = 500cm3 = 5.10-4 m3

Hệ số tự cảm của ống dây:

\(L = 4\pi {.10^{ – 7}}{n^2}V = 4\pi {.10^{ – 7}}{\left( {{{2.10}^3}} \right)^2}.\left( {{{5.10}^{ – 4}}} \right)\)

\(L = 2,{512.10^{ – 3}}\left( H \right)\)

Suất điện động tự cảm \({e_{tc}} =  – L{{\Delta i} \over {\Delta t}}\) (dấu trừ thể hiện định luật Len-xơ)

a) Từ t1 = 0 đến t2= 0,05 (s):\(\Delta t = 0,05\left( s \right)\)

 Ta có: \({e_{tc}} =2,{512.10^{ – 3}}.{{5 – 0} \over {0,05}} = 0,25\left( V \right)\)

b) Từ thời điểm t = 0,05 về sau: thì \(\Delta I = 0 \Rightarrow {e_{tc}} = 0\)

 Baitapsgk.com