13. Hai điện tích điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không có hai điện tích q1 = +16.10-8 C và q2 = - 9.10-8 C. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường tại điểm C nằm cách A một khoảng 4cm và cách B một khoảng 3cm.
Hướng dẫn giải.
Đặt AC = r1 và BC = r2 . Gọi \(\overrightarrow{E_{1}}\) và \(\overrightarrow{E_{2}}\) lần lượt là cường độ điện trường do q1 và q2 gây ra ở C (Hình 3.4).
\(E_{1}=k.\frac{q_{1}}{\varepsilon r_{1}^{2}}\)= 9.105 V/m (Hướng theo phương AC).
\(E_{1}=k.\frac{q_{2}}{\varepsilon r_{2}^{2}}\) = 9.105 V/m (Hướng theo phương CB).
Vì tam giác ABC là tam giác vuông nên hai vectơ \(\overrightarrow{E_{1}}\) và \(\overrightarrow{E_{2}}\) vuông góc với nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
Gọi \(\overrightarrow{E_{C}}\) là vectơ cường độ điện trường tổng hợp :
\(\overrightarrow{E_{C}}\) = \(\overrightarrow{E_{1}}\) + \(\overrightarrow{E_{2}}\) => \(E_{C}= \sqrt{2}E_{1}=12,7.10^{5}\) V/m.
Vectơ \(\overrightarrow{E_{C}}\) làm với các phương AC và BC những góc 450 và có chiều như hình vẽ.