Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Hóa 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 34 Bài tập 3 Chuyên đề học tập Hóa...

Câu hỏi trang 34 Bài tập 3 Chuyên đề học tập Hóa 12 - Chân trời sáng tạo: Ở các vùng đồng bằng, nước mặt thường có nhiều phù sa, cặn bẩn lơ lửng...

Cát giúp loại bỏ hầu hết chất rắn, cặn lơ lửng, làm giảm đáng kể độ đục của nước. Sỏi. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi trang 34 Bài tập 3 - Bài 5. Xử lý nước sinh hoạt - Chuyên đề học tập Hóa 12 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Ở các vùng đồng bằng, nước mặt thường có nhiều phù sa, cặn bẩn lơ lửng. Nêu các loại vật liệu có thể xử lý nguồn nước trên để phục vụ cho sinh hoạt.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Cát giúp loại bỏ hầu hết chất rắn, cặn lơ lửng, làm giảm đáng kể độ đục của nước. Sỏi, đá làm bệ đỡ các vật liệu khác và tạo độ thông thoáng để nước dễ dàng thoát ra khỏi hệ thống lọc. Than có tác dụng khử màu, khử mùi, hấp phụ các thành phần hữu cơ như dầu mỡ, thuốc bảo vệ thực vật, hợp chất chứa vòng benzene, chlorine.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các vật liệu có thể xử lý nguồn nước có nhiều phù sa, cặn bẩn lơ lửng: cát, sỏi, đá.