Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi trang 58 Vận dụng Chuyên đề học tập Lí 12...

Câu hỏi trang 58 Vận dụng Chuyên đề học tập Lí 12 - Chân trời sáng tạo: Quan sát quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hydrogen (H) (Hình 9. 7a)...

Vận dụng kiến thức về quang phổ vạch. Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi trang 58 Vận dụng - Bài 9. Quang phổ vạch nguyên tử - Chuyên đề học tập Lí 12 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Quan sát quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hydrogen (H) (Hình 9.7a), quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử sodium (Na) (Hình 9.8a) và quang phổ của ánh sáng mặt trời thu nhận được từ mặt đất (Hình 9.8b). Giải thích sự xuất hiện các vạch tối trên nền màu liên tục trong Hình 9.8b. Vì sao từ các vạch tối này, ta có thể khẳng định trong khí quyển quanh Trái Đất có tồn tại nguyên tử hydrogen (H) và nguyên tử sodium (Na).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về quang phổ vạch

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Sự xuất hiện các vạch tối trên nền màu liên tục trong Hình 9.8b vì: Vạch tối xuất hiện do hiện tượng hấp thụ ánh sáng. Ánh sáng từ Mặt Trời (gồm nhiều bước sóng khác nhau) đi qua khí quyển Trái Đất. Các nguyên tử hydrogen và sodium trong khí quyển hấp thụ một phần ánh sáng với các bước sóng nhất định tương ứng với các mức năng lượng của chúng khiến các bước sóng đó không thể đến được Trái Đất, tạo nên các vạch tối trên nền màu liên tục.

Các vạch tối này, ta có thể khẳng định trong khí quyển quanh Trái Đất có tồn tại nguyên tử hydrogen (H) và nguyên tử sodium (Na) vì:

Dựa trên vạch D: Vạch D màu vàng trong quang phổ ánh sáng mặt trời cho thấy sự tồn tại của nguyên tử sodium trong khí quyển Trái Đất.

Dựa trên các vạch tối khác: So sánh vị trí các vạch tối trong quang phổ ánh sáng mặt trời với vị trí các vạch sáng trong quang phổ phát xạ của hydrogen. Nếu trùng khớp, khẳng định sự tồn tại của nguyên tử hydrogen trong khí quyển Trái Đất

Advertisements (Quảng cáo)