Trang chủ Lớp 12 Chuyên đề học tập Sinh 12 - Cánh diều Bài 5. Khái niệm và vai trò của kiểm soát sinh học...

Bài 5. Khái niệm và vai trò của kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều: Nêu các biện pháp người dân thường sử dụng để tiêu diệt sâu hại cây trồng...

Học sinh dựa vào thực tiễn quan sát. Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 31: MĐ, CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 32: CH 1, LT; Câu hỏi trang 33: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 34: VD - Bài 5. Khái niệm và vai trò của kiểm soát sinh học - Chuyên đề học tập Sinh học 12 Cánh diều - Chuyên đề 2. Kiểm soát sinh học. Nêu các biện pháp người dân thường sử dụng để tiêu diệt sâu hại cây trồng. Biện pháp nào vừa cho hiệu quả diệt sâu lại vừa thân thiện với môi trường?...

Câu hỏi trang 31 Mở đầu (MĐ)

Nêu các biện pháp người dân thường sử dụng để tiêu diệt sâu hại cây trồng. Biện pháp nào vừa cho hiệu quả diệt sâu lại vừa thân thiện với môi trường?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Học sinh dựa vào thực tiễn quan sát

Answer - Lời giải/Đáp án

  • Người dân thường tiêu diệt sâu hại cây trồng bằng cách sử dụng thiên dịch, thuốc trừ sâu,...
  • Sử dụng thiên địch là biện pháp vừa cho hiệu quả diệt sâu lại vừa thân thiện với môi trường.

Câu hỏi trang 31 Câu hỏi 1

Trong kiểm soát sinh học, các sinh vật gây hại được kiểm soát bởi tác nhân nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết kiểm soát sinh học.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các sinh vật gây hại được kiểm soát bởi thiên địch, virus, các hợp chất thiên nhiên.


Câu hỏi trang 31 Câu hỏi 2

Nêu tên một số loài thiên địch đã được con người áp dụng trong kiểm soát các loài sinh vật gây hại.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết kiểm soát sinh học

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số loài thiên địch đã được con người áp dụng trong kiểm soát các loài sinh vật gây hại: bọ rùa 7 đốm, nấm (Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae),...


Câu hỏi trang 32 Câu hỏi 1

Lấy ví dụ chứng minh vai trò của kiểm soát sinh học đối với hệ sinh thái và thực tiễn sản xuất.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết vai trò kiểm soát sinh học

Answer - Lời giải/Đáp án

Ví dụ: Sử dụng bọ rùa từ châu Úc để kiểm soát nạn rệp sáp hại cam chanh ở California (Mỹ).


Advertisements (Quảng cáo)

Câu hỏi trang 32 Luyện tập (LT)

Quan sát hình 5.3 và cho biết nên tạo điều kiện cho sinh vật nào phát triển để qua đó kiểm soát số lượng châu chấu.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 5.3

Answer - Lời giải/Đáp án

Để kiểm soát châu chấu, nên tạo điều kiện cho ếch, chim phát triển.


Câu hỏi trang 33 Câu hỏi 1

Căn cứ vào thông tin trong bảng 5.1, nêu các ưu điểm của biện pháp kiểm soát sinh học so với biện pháp hoá học.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Căn cứ vào thông tin bảng 5.1

Answer - Lời giải/Đáp án

Ưu điểm: Tỉ lệ thành công khi thử nghiệm cao hơn, giá thành phát triển sản phẩm rẻ, tỷ lệ lợi nhuận cao, nguy cơ kháng thuốc nhỏ, tính đặc hiệu rất lớn và gần như không có tác động xấu.


Câu hỏi trang 33 Câu hỏi 2

Vì sao áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học trong sản xuất lại góp phần bảo vệ sức khoẻ con người?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết vai trò kiểm soát sinh học

Answer - Lời giải/Đáp án

Sức khỏe con người được bảo vệ do không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.


Câu hỏi trang 34 Vận dụng (VD)

Kể tên và nêu tác dụng của một số sinh vật hoặc hợp chất được sử dụng trong kiểm soát sinh học ở địa phương em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lý thuyết vai trò kiểm soát sinh học

Answer - Lời giải/Đáp án

  • Nuôi mèo để diệt chuột.
  • Nuôi ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen, ong xanh mắt đỏ. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non. Sau đó trứng ong sẽ phát triển, phá hủy vật ký sinh. Một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng.
  • Nuôi bọ xít thuộc chi Nabis: Chúng là một loài săn mồi, bắt hầu hết mọi loài côn trùng nhỏ hơn mình hoặc ăn thịt lẫn nhau khi không có thức ăn khác. Bọ xít ăn rầy, sâu bướm, bọ trĩ, côn trùng lá, côn trùng thân mềm, ve, sâu bắp cải. Chúng sống trên các loài cây như: Thìa là Ba Tư, thìa là, cỏ linh lăng, bạc hà, cúc hoàng anh…

Advertisements (Quảng cáo)