Câu hỏi trang 41 Mở đầu (MĐ)
Các loài thiên địch như bọ rùa, chim ăn sâu có vai trò rất lớn trong kiểm soát các loài sinh vật gây hại. Nêu các biện pháp có thể áp dụng để bảo vệ các loài thiên địch này.
Lý thuyết biện pháp kiểm soát sinh học
Các biện pháp có thể áp dụng để bảo vệ các loài thiên địch: hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, trồng nhiều loại cây khác nhau, tuyên truyền bảo vệ, nhân nuôi,...
Câu hỏi trang 41 Câu hỏi 1
Nêu các biện pháp bảo vệ các loài thiên địch trong tự nhiên.
Lý thuyết biện pháp kiểm soát sinh học
- Trồng đa dạng nhiều loài cây, bảo đảm tính đa dạng của các loài thực vật trong vườn trồng sẽ làm tăng các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn.
- Áp dụng các biện pháp canh tác tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, đồng thời thuận lợi cho thiên địch cư trú và phát triển.
- Áp dụng các biện pháp xới xáo đất để tạo lớp đất trên bề mặt tơi xốp, tạo điều kiện thuận lời để các loài sinh vật sống trong đất sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
- Hạn chế sử dụng phân bón hoá học vì loại phân bón này sẽ làm cho đất thoái hoá và khô cằn.
- Tuyên truyền bảo vệ các loài thiên địch.
- Nhân nuôi các loài thiên địch sau đó thả vào môi trường tự nhiên.
Câu hỏi trang 42 Luyện tập (LT)
Ở địa phương em, việc bảo vệ các loài thiên địch đã được thực hiện như thế nào? Cho ví dụ.
Quan sát ở địa phương
Ở địa phương em:
- Trồng đa dạng nhiều loài cây.
- Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
- Thường xuyên xới xáo đất.
- Tuyên truyền bảo vệ các loài chim, ếch, nhái, bọ rùa,...
- Nhân nuôi bọ rùa, ong mắt đỏ,...
Câu hỏi trang 42 Câu hỏi
Phân biệt thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học và có chứa tác nhân sinh học.
Dựa vào nguồn gốc và thành phần
- Thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học được tạo ra từ các hợp chất tự nhiên, chủ yếu là vi khuẩn, nấm hoặc enzyme.
- Thuốc trừ sâu có chứa tác nhân sinh học có thể chứa các tác nhân sinh học như virus, vi khuẩn, nhưng cũng có thể kết hợp với các thành phần hóa học khác.
Câu hỏi trang 43 Câu hỏi 1
Việc sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu có tác động như thế nào đối với các loài thiên địch và cây trồng?
Sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu là sử dụng đúng liều
Sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý là việc sử dụng thuốc giúp phát huy hiệu quả cao nhất trong việc tiêu diệt côn trùng nhưng ít gây hại cho con người, động vật và môi trường.
Câu hỏi trang 43 Câu hỏi 2
Phân biệt phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh
Dựa vào nguồn gốc và thành phần
- Phân bón hữu cơ có chứa các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật.
- Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa các vi sinh vật có ích cho cây trồng.
Câu hỏi trang 44 Câu hỏi 1
Sử dụng phân bón hợp lý mang lại những lợi ích gì đối với cây trồng và các loài thiên địch?
Sử dụng hợp lý phân bón là sử dụng đúng liều
Sử dụng phân bón hợp lý sẽ kích thích cây trồng sinh trưởng phát triển và tăng khả năng kháng bệnh, đồng thời ít gây nguy hại nhất cho con người, động vật và môi trường; giúp tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng phòng chống bệnh của cây trồng và kích thích các loài thiên địch sinh trưởng phát triển.
Câu hỏi trang 44 Câu hỏi 2
Mục tiêu
Điều tra được tình hình ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương.
Câu hỏi trang 44 Câu hỏi 3
Nội dung điều tra
Các nhóm điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương theo các thông tin gợi ý như sau:
- Tác nhân gây hại
- Đối tượng bị hại
- Tác nhân kiểm soát sinh học đã được áp dụng
- Biện pháp áp dụng
- Đánh giá hiệu quả
- Bài học kinh nghiệm
Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 1
Chuẩn bị
- Liên hệ với một số cơ quan chức năng để tiến hành thu thập dữ liệu.
- Chuẩn bị giấy bút và các phiếu điều tra.
Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 2
Advertisements (Quảng cáo)
Tiến hành
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 3 - 5 học sinh. Học sinh làm việc nhóm kết hợp với làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
- Bước 1. Xác định vấn đề điều tra
- Bước 2. Xây dựng kế hoạch điều tra
- Bước 3. Thu thập thông tin
- Bước 4. Xử lý thông tin
- Bước 5. Báo cáo kết quả điều tra (tham khảo bài 4).
- Bước 6. Đánh giá kết quả (tham khảo bài 4)
Câu hỏi trang 45 Câu hỏi 3
Báo cáo
BÁO CÁO ĐIỀU TRA
(Gợi ý)
- Tên báo cáo
- Tên các thành viên thực hiện
- Mục tiêu: Điều tra được tình hình ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương.
- Nội dung điều tra:
- Tác nhân gây hại
- Đối tượng bị hại
- Tác nhân kiểm soát sinh học đã được áp dụng
- Biện pháp áp dụng
- Đánh giá hiệu quả
- Bài học kinh nghiệm
- Phương pháp thực hiện:
- Xây dựng vấn đề, kế hoạch điều tra:
STT |
Nội dung thực hiện |
Thời gian, địa điểm thực hiện |
Người thực hiện |
Dự kiến kết quả |
1 |
Thu thập tài liệu liên quan đến các biện pháp kiểm soát sinh học. |
Thứ 7, tại thư viện trường học |
Cả nhóm |
Thu thập được các tài liệu liên quan đến các biện pháp kiểm soát sinh học |
2 |
Tạo mẫu phiếu điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương. |
Thứ 7, tại thư viện trường học |
Ngân, Nga, Lan |
Phiếu điều tra ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương. |
3 |
Khảo sát ứng dụng kiểm soát sinh học tại địa phương. |
Sáng chủ nhật, tại địa điểm khảo sát. |
Hoàng, Phúc, Trọng, Ly |
Kết quả khảo sát. |
4 |
Xử lý số liệu thu được và viết báo cáo |
Chiều chủ nhật |
Hòa, Hiếu, Hiền |
Báo cáo và powerpoint. |
5 |
Thuyết trình trước lớp |
Thứ 2 |
Trang, My |
- Thu thập và xử lý thông tin.
- Trình bày kết quả - báo cáo kết quả điều tra.
- Đánh giá kết quả.
- Kết quả và bàn luận: Có nhiều biện pháp kiểm soát sinh học đã được áp dụng như sử dụng các loài thiên địch, sử dụng chất dẫn dụ bẫy côn trùng, trồng cây biến đổi gene,...
- Kết luận và đề nghị: Nên phối hợp các biện pháp kiểm soát sinh học một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục (nếu có).