I. Soạn bài
1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.
b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.
2. Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác. (dựa vào SGK, phần Kiến thức cơ bản đã trình bày ở trên và theo những gợi ý dưới đây)
a. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và kí
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng” (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...
3. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Phong cách nghệ thuật của Bác độc đáo mà đa dạng:
Advertisements (Quảng cáo)
- Văn chính luận: lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy tính thuyết phục, giàu hình ảnh, giọng văn linh hoạt.
- Truyện và kí: thể hiện một nghệ thuật trào phúng sắc bén tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng rất sâu cay, thâm thuý, mang đậm nét Á Đông.
- Thơ ca: ở những bài có tính mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, những bài viết theo cảm hứng thẩm mĩ thì hàm súc ý tại ngôn ngoại” kết hợp chất tình và chất thép, giản dị mà sâu xa, hồn của tạo vật và lòng người, thiên nhiên chiếm một “địa vị danh dự” (Đặng Thai Mai).
Nét bao trùm là: cổ điển mà vẫn hiện đại.
II. Luyện tập
1. Phân tích các bài thơ Mộ để làm rõ sự hài hoà giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
- Màu sắc cổ điển thể hiện ở các phương diện:
+ Thể thơ: tứ tuyệt Đường luật
+ Hình ảnh: cánh chim, chòm mây (câu 1 và 2) là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cố
+ Thời điểm: chiều tà, hoàng hôn xuống
+ Tâm trạng: bâng khuâng, cô đơn trên con đường xa, nỗi buồn xa xứ Tất cả các hình ảnh, cảm xúc trên đều mang đậm phong vị cổ điển trong Đường thi.
- Màu sắc hiện đại thể hiện ở các phương diện sau:
+ Hình tượng trữ tình: con người đầy sức xuân mải mê lao động để cải tạo và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Con người là trung tâm của bức tranh, vượt lên hoàn cảnh.
+ Âm điệu: ấm áp, sôi nổi, tin tưởng.
+ Hình ảnh: bếp lửa hồng xoá đi tất cả sự âm u, lạnh lẽo (2 câu sau).
+ Tâm trạng tác giả: hào hứng, hướng về sự sống trong tương lai vào ánh sáng.
- Chỉ ra sự hài hoà hai bút pháp đó hoà hợp với nhau trong bài thơ như thế nào?
2. Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù.
- Lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhât của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.
- Một tám hồn nhạy cảm và dễ rung động trước tạo vật và lòng người:
“Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao”
- Nhật kí thể hiện nhân cách của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.
- Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.