Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 8 SBT văn...

Bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 8 SBT văn 12 - Cánh diều: Trong văn bản, Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật nào? Qua các mối quan hệ ấy...

Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý đến các tên gọi, các cuộc gặp gỡ của các nhân vật và các từ ngữ, chi tiết dùng để miêu tả nhân vật. Soạn văn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 8 sách bài tập văn 12 - Cánh diều - Bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trang 8 sách bài tập văn 12 - Cánh diều. Trong văn bản, Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật nào? Qua các mối quan hệ ấy, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?...

Câu 1

Trong văn bản, Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với nhân vật nào? Qua các mối quan hệ ấy, em thấy Tử Văn hiện lên với những phẩm chất gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý đến các tên gọi, các cuộc gặp gỡ của các nhân vật và các từ ngữ, chi tiết dùng để miêu tả nhân vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

-Trong văn bản, Tử Văn được miêu tả trong mối quan hệ với các nhân vật: viên Bách hộ họ Thôi, Thổ công, Diêm Vương.

-Qua các mối quan hệ ấy, Tử Văn hiện lên với sự cương trực, dũng cảm, gan dạ, cứng cỏi, luôn đấu tranh cho chính nghĩa:

+ Trong mối quan hệ giữa Tử Văn và viên Bách hộ họ Thôi: Trước những lời hăm dọa, đòi trả lại đền: “Biết điều thì trả lại ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ.’’ Tử Văn không những không sợ mà chàng còn chả đoái hoài, mặc kệ, vẫn “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.

+ Trong mối quan hệ giữa Tử Văn và Thổ công: Sau khi nghe những lời Thổ công kể, chàng nghe theo lời căn dặn của Thổ công mà không một chút sợ hãi. Đó đã thể hiện rất rõ tinh thần đấu tranh cho chính nghĩa trong con người của chàng.

+ Trong mối quan hệ giữa Tử Văn và Diêm Vương: Đây là lúc thể hiện rõ nhất phẩm chất của chàng trai tên Tử Văn này. Trước những lời kiện của Hồn ma Bách hộ họ Thôi, nhân vật Tử Văn đã bị Diêm Vương quát mắng, nhưng không vì đứng trước thế lực to lớn như vậy mà Tử Văn sợ hãi, mà ngược lại, nhân vật Tử Văn lại một mực kêu oan, cất tiếng dõng dạc đòi lại sự công bằng và vạch trần tội ác của Hồn ma Bách hộ họ Thôi.


Câu 2

Những nguyên nhân nào giúp Tử Văn giành được phần thắng trước vong hồn của viên bách hộ? Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ đoạn văn mà Tử Văn được đưa tới âm phủ để có thể phân tích và hiểu rõ hơn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những nguyên nhân đã giúp Tử Văn giành được phần thắng trước vong hồn của viên bách hộ là:

Nguyên nhân khách quan:

-Sự căn dặn kĩ càng của Thổ công với Tử Văn

(Nếu đây là nguyên nhân quan trọng nhất thì là vì: Nếu không có sự căn dặn của Thổ công, dù cho Tử Văn có mạnh mẽ hay cứng cỏi đến đâu cũng chưa chắc có thể liệu kế mà đối phó với tên viên bách hộ, và cũng không thể lấy được bằng chứng để chứng minh mình bị oan, không thể giành chiến thắng trước cái ác: “Hễ ở Minh Ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng. Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy cũng khó lòng thoát nạn.”)

-Sự phân biệt phải trái, đúng sai của Diêm Vương

(Mặc dù lúc đầu Diêm Vương bênh tên viên bách hộ nhưng sau đó khi nghe những lời Tử Văn nói thì Diêm Vương đã sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Đây chính là nhân vật quyết định lên kết quả của cuộc đấu tranh này. Nếu Diêm Vương không phân biệt phải trái, đúng sai thì sẽ không có chiến thắng của Tử Văn”

Nguyên nhân chủ quan:

-Những phẩm chất tốt đẹp của Tử Văn

(Chính những phẩm chất như can đảm, muốn đấu tranh cho cái thiện… là nguyên nhân quan trọng nhất vì: dù cho có kế bẩy trước mắt, có người chỉ đường dẫn lối, nhưng không có sự can đảm, không có những phẩm chất tốt đẹp trong mình thì Tử Văn sẽ không có dũng khí để kêu oan và lấy phần thắng về phía mình)


Câu 3

Nêu nhận xét của em về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và của người bình luận ở phần lời bình

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ tác phẩm

Answer - Lời giải/Đáp án

Chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn:

-Dẫn dắt câu chuyện: truyền đạt những thông tin, sự kiện, tình tiết của câu chuyện

-Tạo ra cái nhìn khách quan, trung thực.

-Tạo ra sự những rung cảm, thu hút người đọc thông qua cách họ biểu đạt.

Chức năng của người bình luận ở phần lời bình:

-Thể hiện thái độ, quan điểm, tình cảm và thông điệp mà tác giả gửi tới cho người đọc.

-Tạo sự kết nối, tương tác, gợi mở suy nghĩ khiến cho tác phẩm thêm sáng tạo và ý nghĩa hơn.


Câu 4

Advertisements (Quảng cáo)

Hãy nêu suy nghĩ của em về lời bình ở cuối truyện: “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời.”

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ phần cuối của tác phẩm. Tìm hiểu kỹ nghĩa các từ ngữ trong câu nói và trình bày.

Answer - Lời giải/Đáp án

-Lời bình trên thể hiện quan điểm về cách sống và cách nhìn nhận của người phê bình

- Đó cũng là lời động viên, khích lệ chúng ta sống phải cứng cỏi, ngay thẳng, phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, không được thoả hiệp và sợ hãi với cái ác.


Câu 5

Chi tiết Ngô Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ý nghĩa của chi tiết Ngô Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên:

-Đề cao, ca ngợi những phẩm chất anh hùng của Ngô Tử Văn

-Gửi đến độc giả bài học về việc đấu tranh cho công lý, cho lẽ phải: Những người đấu tranh cho công lý, lẽ phải sẽ luôn giành được chiến thắng và nhận được phần thưởng xứng đáng với sự đấu tranh ấy.

-Khích lệ mọi người sống cần phải đấu tranh cho cái thiện, không thoả hiệp, dung túng cho cái ác.


Câu 6

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Nhiếp Chính

Lộ Vương ở Hoài Khánh (tỉnh Hà Nam) có đức tối, cứ dạo chơi ra dân gian thấy con gái đẹp là bắt về. Có vợ Vương sinh bị Lộ vương nhìn thấy, sai người đi xe ngựa vào tới tận nhà bắt đi. Cô gái khóc lóc kêu, bị bắt lên kiệu khiêng ra. Vương bỏ chạy, núp sau mộ Nhiếp Chính chờ vợ đi qua để vĩnh biệt. Không bao lâu vợ tới, nhìn thấy chồng khóc lớn gieo mình xuống đất. Vương trong lòng đau đớn bất giác khóc thất thanh, bọn gia nhân của lộ Vương biết là Vương sinh bèn túm lấy đánh đập túi bụi. Chợt trong mộ có người đàn ông bước ra, tay cầm đao sắc, khí thế rất oai mãnh, lớn tiếng quát: “Ta là Nhiếp Chính đây, sao các ngươi dám bắt ép con gái nhà lương dân. Nghĩ bọn ngươi chỉ là kẻ thừa lệnh nên tạm tha cho lần này, về nhắn với ông chủ vô đạo của các ngươi rằng nếu không sửa nết xấu thì có ngày ta sẽ lấy đầu đấy.”. Đám gia nhân nhà Lộ vương hoảng sợ bỏ xe kiệu chạy, người đàn ông lại bước thẳng vào mộ biến mất. Vợ chồng Vương sinh tới lạy trước mộ rồi về, vẫn còn sợ là lộ Vương lại tới nhưng hơn mười ngày cũng không thấy gì mới yên lòng. Từ đó, Lộ Vương cũng bớt dâm đãng, hóng hạch.

(Bồ Tùng Linh, Liêu trai chí dị, Cao Tự Thanh dịch,

NXB Văn hoá Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh)

a. Vợ chồng Vương sinh khiến em nhớ đến nhân vật nào trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên? Vì sao?

b. Tìm và chỉ ra ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong truyện.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a. Đọc kĩ 2 văn bản, chú ý đến hành động, tính cách của Vợ chồng Vương sinh và so sánh với các nhân vật trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

b. Hiểu được yếu tố kì ảo là gì. Đọc kĩ văn bản và chỉ ra yếu tố kì ảo.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Vợ chồng Vương sinh trong văn bản trên khiến em nhớ đến những người dân trong ngôi làng của Tử Văn và ông Thổ công. Bởi vì:

-Họ đều là những người vô tội

-Họ đều bị cái ác, cái xấu xa bắt nạt.

-Đến cuối cùng, họ đều được cái thiện bảo vệ.

b, Yếu tố kì ảo là: những hình ảnh, chi tiết kì lạ, hoang đường, là sản phẩm của trí tưởng tượng và nghệ thuật hư cấu dân gian.

Yếu tố kì ảo trong văn bản trên là: Sự xuất hiện và biến mất của Nhiếp Chính.

Ý nghĩa của yếu tố kì ảo:

-Làm tăng thêm giá trị nhân đạo cho tác phẩm

-Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc: đưa người đọc từ thế giới thực bước vào thế giới ảo.

Advertisements (Quảng cáo)