Câu 1
Hãy sửa lại nhận định sau cho chính xác:
“Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm hướng tới mục đích xem tác phẩm nào có giá trị hơn tác phẩm nào chứ không phải để nhận ra những khác biệt, sự đa dạng trong cách nhìn và cảm thụ về đời sống.”.
Đọc nhận định và xét nghĩa của nhận định đó để có thể sửa lại một cách phù hợp.
Sửa: “Bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm không nhằm hướng tới mục đích xem tác phẩm nào có giá trị hơn tác phẩm nào mà là để nhận ra những khác biệt, sự đa dạng trong cách nhìn và cảm thụ về đời sống”
Câu 2
Lập dàn ý so sánh điểm giống và khác nhau trong hai truyện ngắn Muối của rừng và Con thú lớn nhất.
Đọc lại hai tác phẩm Muối của rừng và Con thú lớn nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu được hai tác phẩm và tác giả
2. Thân bài:
a. Giới thiệu và lược sơ qua về tác giả và tác phẩm
b. Điểm giống nhau giữa hai tác phẩm:
-Tình huống truyện: tình huống hoạt động, xoay quanh con người- thiên nhiên và nhân tính của một con người.
-Hai nhân vật chính trong truyện đều có hành động đi săn- hành động kết thúc sự sống của muôn vật.
-Thông điệp gửi gắm của tác giả: Cả hai tác phẩm đều có một thông điệp chung. Đó là về cách sống, về chữ “người” trong hai chữ “con người”
c. Điểm khác nhau:
-Về tính cách:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Lão thợ săn trong tác phẩm Con thú lớn nhất, là một người đã quen với việc tay cầm súng kết thúc đi sự sống của muôn loài, vốn đã nhuốm máu từ rất lâu.
+ Ông Diểu trong tác phẩm Muối của rừng không hề được nhắc đến là có thói quen đi săn, nên có thể hiểu việc đi săn không phải một nghề của ông ta
-Cái kết của hai kẻ đi săn:
+ Lão thợ săn: Khi không may bắn chết vợ, hắn ta lại có suy nghĩ: “Lão nảy ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú”. Lão đã đánh mất chính gia đình của mình.
+ Ông Diều: Ông ta sau khi bắn được con khỉ to, nhìn gia đình nó, ông ta đã quay về với tính người trong bản thân mình, ông ta thả nó về rừng để nó trở về với cuộc sống của nó. Ông Diểu đã đi săn được một thứ to lớn của đời ông- Đó là sự lương thiện.
-Phân tích về nghệ thuật kể chuyện của 2 tác phẩm
c. Kết bài: Tổng kết lại các ý
Câu 3
Chọn một luận điểm mà em thấy tâm đắc nhất trong dàn ý ở câu 2 và viết thành một đoạn văn có độ dài từ 15-20 dòng.
Đọc lại dàn ý và chọn lấy một luận điểm mà mình tâm đắc để viết
Mẫu: Sự khác nhau trong cái kết của hai kẻ đi săn:
Có những kiếp người sống trong bóng tối nên đã quen với cái mùi của sự tối tăm đó. Nhưng cũng có những kiếp người tìm được mùi của ánh sáng trong cái tối tăm của đời mình. Đó là ông Biểu trong tác phẩm Muối của rừng. Khác với con người tanh mùi máu của nhân vật thợ săn trong Con thú lớn nhất, dường như ông Biểu vẫn còn tính người. Đến cái giây phút khép lại câu chuyện, nhân vật người thợ săn sau khi đã bắn phải người vợ của mình, tự tay kết thúc đi người duy nhất bên cạnh lão ta, nhưng để rồi lão ta nảy ra ý định: “lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình”. Đến khi kết chuyện, hắn ta trở thành cái xác khô, đến cuối đời, liệu hắn có nhận ra được sai lầm của mình. Đến cuối đời liệu lão ta có biết con thú lớn nhất mà lão ta săn được lại chính là mình. Đến cuối cùng thì lão có gì ngoài một trái tim băng giá? Còn ông Biểu, cùng một câu chuyện đi săn nhưng ông ta lại biết quay đường khi thả con khỉ to ra khỏi vòng tay thần chết là mình. Chính giây ông Biểu phóng sinh cho nó thì đó cũng là lúc mà người đọc nhận ra ông đã đạt được mục đích rồi, ông đã săn được thứ quý giá nhất của một đời người- sự lương thiện của một con người.
Câu 4
Chuyển dàn ý về so sánh điểm giống và khác nhau trong hai truyện ngắn Muối của rừng và Con thú lớn thành bài trình chiếu Powerpoint và trình bày trước lớp hoặc trong tổ/ nhóm.
Thiết kế Power Point
-Hs tự thiết kế Power Point và trình bày.
(Gợi ý cách trình bày: Để hai nhân vật gặp gỡ nhau và có một màn đối thoại một người dẫn chuyện để có thể trình bày sáng tạo hơn.).