Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Bài Lai Tân trang 4 SBT Văn 12 – Cánh Diều: Đề...

Bài Lai Tân trang 4 SBT Văn 12 - Cánh Diều: Đề tài của bài thơ Lai Tân khác gì so với đề tài của bài thơ Ngắm trăng?...

Đọc lại hai tác phẩm. Trả lời Câu 1, 2 , 3, 4, 5, 6 - Bài Lai Tân trang 4 sách bài tập Văn 12 - Cánh Diều - Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đề tài của bài thơ Lai Tân khác gì so với đề tài của bài thơ Ngắm trăng? Đề tài của Ngắm trăng: Viết về đêm trăng trong ngục tù từ đó nói đến tâm trạng...

Câu 1

Đề tài của bài thơ Lai Tân khác gì so với đề tài của bài thơ Ngắm trăng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại hai tác phẩm

Answer - Lời giải/Đáp án

Đề tài của Ngắm trăng: Viết về đêm trăng trong ngục tù từ đó nói đến tâm trạng, nỗi lòng của người viết.

Đề tài của Lai tân: viết về hiện thực xã hội. thực trạng của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân


Câu 2

Chỉ ra giá trị hiện thực của bài thơ Lai Tân

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc bài thơ Lai Tân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Giá trị hiện thực của bài thơ Lai Tân: Chỉ ra được cái xã hội thối nát, cái thực trạng đáng lên án của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân: “ngày ngày đánh bạc”, “ăn tiền phạm nhân”, "chong đèn làm việc công”.


Câu 3

Phân tích kết cấu của bài thơ (Gợi ý: chú ý ba dòng đầu so với dòng kết bài và chỉ ra mối quan hệ của chúng, từ đó nêu nhận xét về tứ thơ của bài Lai Tân).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại tác phẩm và nhận xét 3 dòng đầu so với dòng kết bài.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ba dòng đầu của bài thơ: tác giả đã liệt kê các công việc thể hiện sự thối nát của chính chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân: “ngày ngày đánh bạc”, “ăn tiền phạm nhân”, "chong đèn làm việc công”. Sau đó đến câu cuối cùng tác giả đã để lại một câu bình luận. bình về cuộc sống ở Lai Tân.

Ba câu đầu là lý lẽ để tác giả nhận xét, bình luận và chốt lại ở câu cuối. Tuy nghe có vẻ đối nghịch nhưng thực chất lại là một cách viết rất độc đáo : mặc dù đời sống có sự thối nát nhưng với chính quyền thì như chẳng có chuyện gì.


Câu 4

Màu sắc châm biếm, mỉa mai hóm hỉnh của tác giả được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản và chỉ ra được sự châm biếm, mỉa mai của tác giả.

Answer - Lời giải/Đáp án

Màu sắc châm biếm, mỉa mai của tác giả được thể hiện rất rõ qua cấu trúc và nội dung của 3 câu đầu và 1 câu cuối. Khi thực trạng của xã hội có nhiều những thói hư tật xấu, những bất công cần phê phán; quan chức thì thối nát; vậy mà Lai Tân vẫn là chốn bình yên, hạnh phúc.


Câu 5

Bài thơ Lai Tân và bài thơ Ngắm trăng có những điểm giống và khác nhau như thế nào? (so sánh về hình thức và nội dung hai bài thơ)?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại hai bài thơ

Answer - Lời giải/Đáp án

Về hình thức:

- Hai bài thơ đều sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Hai bài đều có sự kết hợp giữa trữ tình và hiện thực.

Về nội dung:

- Cả hai đều được sáng tác trong hoàn cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bị giam giữ trong ngục tù.

- Nội dung của bài thơ Ngắm trăng phản ánh tâm hồn nhạy cảm trước cái đẹp,tâm hồn lãng mạn và vượt qua thực tại của tác giả. Nội dung của bài Lai Tân, người viết hiện lên như một người phán xét, một quan toà đang mỉa mai và kết tội bọn quan lại thối nát lúc bấy giờ.


Câu 6

Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bài thơ Lai Tân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm và chọn một biện pháp tu từ để phân tích.

Answer - Lời giải/Đáp án

Biện pháp tu từ được sử dụng nổi bật trong bài thơ là biện pháp tu từ: liệt kê: “ngày ngày đánh bạc”, “ăn tiền phạm nhân”, "chong đèn làm việc công”. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê để vạch trần và lên án những tật xấu, những sự thối nát của quan lại thời bấy giờ