Câu 1
Yêu cầu viết ở Bài 6 có gì giống và khác so với yêu cầu viết ở Bài 4
Xem lại phần Bài tập viết và nói- nghe của Bài 4
Yêu cầu viết ở Bài 6 giống với yêu cầu viết ở Bài 4 là: cùng là những bài tập yêu cầu rèn luyện về kĩ năng viết về vấn đề nghị luận xã hội.
Yêu cầu viết ở Bài 6 khác với yêu cầu viết ở Bài 4 ở vấn đề cụ thể của các bài viết về nghị luận xã hội
- Bài 4: Viết nghị luận về vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
- Bài 6: Viết nghị luận về vấn đề liên quan đến lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay.
Câu 2
Cần chú ý những gì khi viết bài nghị luận về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ?
Đọc kĩ kiến thức SGK
Để viết bài nghị luận bàn về lòng yêu nước của tuổi trẻ, cần chú ý:
- Đọc kĩ đề và nhận biết trọng tâm cần làm sáng tỏ.
- Chuẩn bị tư liệu liên quan đến vấn đề trọng tâm cần bàn luận (những ví dụ về lòng yêu nước trong truyền thống; những biểu hiện về lòng yêu nước của tuổi trẻ trong đời sống ngày nay; các tác phẩm thơ, văn, các câu danh ngôn và những kiến thức lịch sử viết về lòng yêu nước;...)
- Trước khi viết bài văn cần tìm ý, lập dàn ý cho bài viết: xác định luận đề, các luận điểm, lựa chọn dẫn chứng. Bố cục bài viết theo ba phần; các luận điểm, lý lẽ được triển khai phải gắn bó mật thiết và xuất phát từ luận đề đã nêu.
- Thể hiện rõ thái độ, tình cảm khi bàn luận về vấn đề. Vận dụng được kiến thức và những trải nghiệm của các nhân người viết.
Câu 3
Phát triển ý cụ thể cho ý lớn sau: Thế nào là yêu nước?
Dựa vào hiểu biết cá nhân kết hợp cùng kiến thức về viết bài nghị luận
- Yêu nước là yêu quê hương, yêu làng xóm.
Advertisements (Quảng cáo)
- Yêu nước là biết trân trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc
- Yêu nước là phải biết đứng lên đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu của của xã hội để đất nước tiếp tục đi lên.
- Yêu nước cần phải hành động góp phần làm giàu, làm đẹp cho quê hương, đất nước.
- Yêu nước ngày nay khác với yêu nước thời xưa.
…
Câu 4
Vận dụng thao tác chứng minh nêu trong SGK (trang 29): Hãy viết một đoạn văn chứng minh thơ văn Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chính Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn.
Đọc kĩ kiến thức về Thao tác chứng minh.
Thơ văn của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chính Minh thể hiện rõ lòng yêu nước nồng nàn. Quả thật là như vậy! Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm của Người chính là lòng yêu nước. Từ văn chính luận đến thơ ca, hay là những tác phẩm truyện, kí của Người; ta đều thấy rất điều ấy. Như tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Người, vì xót xa cho dân tộc, cho nhân dân, Người đã thẳng tay vạch trần chính sách vô nhân đạo, tội ác và sự lừa dối của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có nhân dân nước ta. Nếu không yêu nước, thì tại sao Người lại dám lên tiếng vạch trần tội ác của một nước có sức ảnh hưởng lớn như Pháp được? Hay đến bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Chính lòng yêu nước sục sôi trong máu, thế nên Người đã viết ra một bản tuyên ngôn để khai sinh và đặt nền móng cho một đất nước tự do và độc lập. Hay từ những tác phẩm khác, ta hoàn toàn có thể thấy sợi chỉ đỏ đó đã liên kết và trở thành minh chứng sáng nhất cho sự yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ dành cả cuộc đời cho dân tộc, cho đất nước; mà còn dành cả sự nghiệp của mình cho dân nhân dân, cho Tổ quốc của mình.
Câu 5
Kỹ năng nghe thuyết trình về một vấn đề xã hội ở phần Nói và nghe của Bài 6 là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần Viết như thế nào?
Đọc lại yêu cầu về kĩ năng Nói và Nghe, Viết của Bài 6
- Kỹ năng nghe thuyết trình của Bài 6: Quan niệm về lòng yêu nước của tuổi trẻ.
- Nội dung ấy liên quan đến phần Viết vì phần Viết bàn về quan niệm yêu nước của tuổi trẻ ngày nay.
Câu 6
Những yêu cầu của kĩ năng nghe và những lỗi cần chú ý là gì?
Nắm chắc kiến thức về kĩ năng nghe.
- Yêu cầu: Nắm được thông tin của bài thuyết trình; từ đó nếu ên và khẳng định những ưu điểm cũng như hạn chế của bài thuyết trình cả về nội dung và cách thức trình bày. (Tham khảo phần 1. Định hướng (SGK, trang 26)