Câu 1
Nhận định sau đây có điểm nào cần điều chỉnh? Vì sao?
Khi viết bài nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, người viết không cần đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, tin cậy mà chỉ cần diễn đạt một cách tường minh, hùng hồn những nhận định, quan điểm, suy nghĩ của mình về khía cạnh tích cực hoặc tiêu cực của vấn đề bàn luận, trong đó, cần chú ý những vấn đề chung của thời đại, chưa cần quan tâm đến yếu tố vùng miền, địa lí, dân tộc, lịch sử.
Đọc lại nhận định kết hợp với các kiến thức đã học về viết bài nghị luận để trả lời câu hỏi
Những điểm cần điều chỉnh:
- "không cần đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, tin cậy”. Ý này chưa đúng bởi nếu không có lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, đáng tin cậy thì những lập luận của người viết sẽ trở nên rời rạc, không có tính logic; từ đó không thể thuyết phục người đọc.
- "chưa cần quan tâm đến yếu tố vùng miền, địa lí, dân tộc, lịch sử. Ý này chưa đúng bởi vì: việc quan tâm đến các yếu tố vùng miền, địa lí, dân tộc, lịch sử là điều cần thiết khiến cho bài văn của mình sát với thực tế hơn. Mỗi đất nước, mỗi khu vực và mỗi thời đại sẽ có những điểm khác nhau, có những tính chất, lịch sử văn hoá, địa lý… khác nhau. Chính vì vậy, việc quan tâm đến yếu tố vùng miền, địa lí, dân tộc, lịch sử là cách mà người viết đang bày tỏ sự quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ về chủ đề đang viết
Câu 2
Từ các câu thơ sau, hãy xác định một vấn đề chung, liên quan đến tuổi trẻ có thể đưa ra bàn luận
- Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
(Xuân Diệu)
- Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp luỹ xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh
(Nguyễn Sĩ Đại)
Đọc hai đoạn thơ và trả lời câu hỏi
Vấn đề chung, liên quan đến tuổi trẻ có thể đưa ra bàn luận có thể là: sự cống hiến của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay, cách sống của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay, sống có ý nghĩa của tuổi trẻ…
Câu 3
Với trải nghiệm học tập của bản thân, em hãy viết đoạn văn giải thích câu ngạn ngữ sau: Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi.
Dựa vào trải nghiệm để giải nghĩa câu nói trên
Ngạn ngữ có câu: “Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi.”. Quả thật là vậy! Khi con thuyền bơi ngược nước cũng là lúc nó người chèo thuyền phải sải cánh tay, dùng hết sức để khiến thuyền ngược dòng thành công chứ không để nó trôi tuột xuống theo dòng nước được. Và học cũng như vậy, nếu không dùng tâm, dùng trí để học thì cũng giống như những con thuyền ngược dòng thất bại. Một là, sẽ bị tụt lùi, lạc hậu so với thời đại; tạo ra khoảng cách thế hệ và khó hòa nhập xã hội. Hai là, sẽ đón nhận những “con thác” và thất bại vô cùng lớn. Con đường học hành, là con đường khó khăn, nhưng cũng là con đường thoải mái nhất trong các con đường khác. Ở đó ta sẽ thấy có sự đam mê, có sự nhiệt huyết, thấy được ý nghĩa của cuộc sống… và vô vàn các thứ khác. Học là quá trình khó, nhưng khó hơn chính là việc dám cầm mái chèo, dám bước vào con đường tri thức; là dám để bản thân được chiêm nghiệm những tri thức của nhân loại. Đó cũng giống như việc Bác Hồ đi tìm đường cứu nước vậy! Dẫu biết con đường khó khăn, quá trình Bác đi Bác sẽ phải học hỏi rất nhiều. Nhưng nếu Bác không dám đi thì có lẽ, đất nước ta sẽ mất đi một thiên tài. Chính vì vậy, dù không biết là có thể hay không, nhưng hãy cứ sống, cứ học và trải nghiệm. Bởi; con đường nào cũng khó khăn cả, quan trọng là bạn có dám bước đi hay không mà thôi!
Câu 4
Đoạn văn sau giải thích cho vấn đề gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), “thành công là đạt được kết quả, mục đích theo dự định”. Thành công gần nghĩa với thành đạt - “đạt được kết quả tốt đẹp, đạt được mục đích về sự nghiệp”.Nói khác đi, thành công là những thành tích, thành tựu mà con người đạt được sau những nỗ lực, cố gắng. “Tích số” là phép nhân của các số, ở đây được hiểu là sự phối kết, nhân lên của các yếu tố “làm việc, may mắn và tài năng”. Nếu “làm việc” là hành động suy nghĩ hoặc thể chất tiến hành một công việc nào đó thì “may mắn” là những yếu tố thuận lợi do khách quan mang lại, nhờ đó mà con người có được thành công. Còn “tài năng” là khả năng đặc biệt, sự khéo léo hơn người, trí sáng tạo vượt trội của con người. Từ đây, ta hiểu tác giả của câu nói muốn khẳng định: thành công không tự nhiên mà có, nó là sự phối kết, nhân lên của nhiều yếu tố như làm việc, may mắn và tài năng.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Đoạn văn trên giải thích cho vấn đề: Thành công là tích số của: làm việc, may mắn và tài năng.
Câu 5
Trong buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp lớp 12, một diễn giả đã dẫn câu nói sau: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy viết bài văn nghị luận giải thích, bình luận về ý nghĩa của câu nói đó và liên hệ với tuổi trẻ.
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời
“ Cậu định học về ngành gì thế?”, “Mai sau cậu định làm gì?”, “Học kinh tế đi học gì mấy cái ngành mai sau đi làm shipper như thế”.... Đấy là những câu hỏi mà tôi nhận được sau suốt khoảng thời gian qua. Quãng thời gian này, có lẽ là khoảng thời gian để chúng tôi bắt đầu hành trang mới, bắt đầu định hướng và chọn nghề nghiệp cho mai sau. Đứng trước cơn bão của câu hỏi như vậy, tôi luôn có thắc mắc rằng: tại sao có những nghề như đi giao hàng, đi vệ sinh môi trường,... mà lại bị mọi người xua tay chê cười. Chẳng phải có ai đó từng nói : “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Tôi thấy cái quan điểm này rất phù hợp với cuộc sống ngày nay.
Nghề nghiệp là gì? Tại sao mọi người luôn muốn bản thân có một cái nghề? Nghề nghiệp là công việc mà bạn có thể gắn bó lâu dài, hoặc đủ kinh phí để xoay xở cuộc sống của họ. Câu nói trên thực chất ẩn chứa những ý nghĩa vô cùng lớn về giá trị của nghề nghiệp, rằng: không có sự phân biệt giữa nghề cao quý, nghề thấp hèn mà giá trị của nghề nghiệp hoàn toàn do con người quyết định, bởi vậy con người cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích để cống hiến hết mình.
Hiện nay, có rất nhiều các bạn trẻ đang hiểu sai về hai chữ nghề nghiệp. Họ có những tư tưởng phân biệt giữa nghề thấp hèn và nghề cao quý. Thật chất, không có nghề nào được coi là nghề thấp hèn, không có nghề nào được gọi là nghề cao quý. Mỗi nghề, mỗi ngành đều có những sứ mệnh, giá trị và đều có những đặc thù riêng. Chính vì vậy, chỉ có nghề phù hợp với mình hay không phù hợp chứ không thể đặt các nghề lên cán cân của sự thấp hèn- cao quý để đánh giá hay so sánh.
Các bạn thường nói nghề này danh giá hơn nghề kia. Vậy thì ai có thể chỉ ra được một cán cân công bằng để chứng minh cho toàn thế giới hay thậm chí là chứng minh cho một quốc gia biết rằng đó là nghề này danh giá hơn nghề kia? Hay nói ví dụ về những ngành nghề, người làm các công việc như vệ sinh công cộng họ có những sứ mệnh riêng. Sứ mệnh của họ là hỗ trợ chúng ta bước đến môi trường xanh- sạch- đẹp. Họ làm những công việc chân chính, công việc này đáng ra phải được trân trọng những thay vì trân trọng họ thì chúng ta lại lựa chọn cách khác. Rất nhiều ngành nghề khác nữa, họ cũng có những công việc riêng của họ. Chúng ta cần phải tôn trọng tất cả các nghề như nhau.
Advertisements (Quảng cáo)
Như đã nói ở trên, tôi cho rằng chẳng có nghề nào là nghề danh giá hơn nghề nào, chỉ có nghề nào phù hợp với bạn hay không mà thôi. Chính cái chủ thể là “con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng vậy, bởi, con người là chủ thể chi phối cho toàn bộ hoạt động của nghề nghiệp. Hành động của con người sẽ phản ánh lên tính chất công việc của nghề nghiệp dó. Như nói nghề bác sĩ, cái nghề mà người ta phải vật lộn với thần chết để cứu những con người đang ở ranh rới của sự sống còn. Con người, khi đã gánh trọng trách ấy, họ đã biết rõ công việc mà họ sắp làm. Nhưng nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì họ cũng chẳng xứng được gọi là bác sĩ. Một công việc mang trọng trách to lớn như vậy, nhưng nếu họ đánh mất đi bản thân, đánh mất đi giá trị đạo đức thì dù có mang theo cái mác là nghề cao quý, như người ta thường nói, thì cái giá trị mà họ trao đi cho cộng đồng là thứ mà cộng đồng không muốn. Và những người như vậy, là những thành phần dù bằng hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, thì họ cũng đang tước đi cái danh giá của chính cái nghề mà mình đang làm, đang theo đuổi.
Thế mới nói, nghề nào cũng là nghề cao quý, nghề nào cũng cần được tôn trọng. Quan trọng là, cái giá trị mà bạn mang lại cho cộng đồng, cho xã hội và cho chính danh giá của nghề mình là cái mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy, dù cho bạn có làm nghề gì, bạn cảm thấy mình phù hợp với ngành nào, thì cũng hãy can đảm bước tiếp để lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với bản thân để xứng đáng với công sức mà mình bỏ ra. Bởi: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”.
Câu 6
Hãy xác định và nêu lý lẽ giải thích về một (một số) vấn đề của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của đất nước.
Vận dụng vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
Một số vấn đề của tuổi trẻ hiện nay có liên quan đến cơ hội và thách thức đối với dự phát triển của đất nước:
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: đây là một vấn đề cấp thiết khi thế giới đang ngày càng tiến tới vũ đại của công nghệ số. Nếu nắm được năng lực về công nghệ thông tin và truyền thông thì sẽ là một trong những lợi thế của nguồn nhân lực.
- Sự trong sáng của tiếng Việt: Hiện nay giới trẻ có những hiện tượng như viết tắt các chữ cái (Ví dụ: “nhưng” - “nhg”, “vợ”- “vk”...), lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài bằng lược bớt chữ tiếng Việt thay vào đó là các ngôn ngữ nước ngoài… Đó là một trong những vấn đề có tác động rất lớn đến ngôn ngữ cũng như bản sắc văn hoá của dân tộc…
Câu 7
Lập dàn ý cho bài thuyết trình về một trong những vấn đề đã xác định ở câu 6
Chọn một trong những vấn đề đã các định ở câu 6 để trả lời câu hỏi
- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
1. Phần mở đầu:
- Chào hỏi
- Giới thiệu vấn đề
2. Phần thân bài:
- Nhắc lại về vấn đề
- Biểu hiện của vấn đề trong thực tế:
+ Sự phát triển của công nghệ và truyền thông
+ Đưa ra các dẫn chứng về công nghệ và truyền thông (theo trình tự thời gian hoặc theo các sản phẩm nổi bật ở hiện tại)
- Cơ hội và thách thức:
+ Cơ hội: Tiếp cận được những kiến thức mới, mở rộng tầm hiểu biết; kết nối và hợp tác hoá toàn cầu; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
+ Thách thức: tác động đến cơ hội làm việc, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý, sự chênh lệch giữa năng lực công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra sự mất cân bằng trong xã hội…
- Biện pháp khắc phục
+ Nâng cao năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
+ Đưa năng lực công nghệ thông tin và truyền thông về với những khu vực , tạo điều kiện để tất cả mọi người đều có cơ hội tiếp cận và học tập.
….
- Bài học nhận thức và bài học hành động.
3. Phần kết
- Nhắc lại những ý chính
- Thông điệp
- Lời cảm ơn
- Lời mời góp ý, giải đáp thắc mắc của mọi người
Câu 8
Trình bày với bạn bè, người thân những nội dung theo dàn ý đã lập ở câu 7
Đọc lại dàn ý câu 7
- Đọc lại dàn ý ở câu 7
- Kết hợp các kĩ năng thuyết trình với dàn ý đã nêu để trình bày