Trang chủ Lớp 12 SBT Văn 12 - Cánh diều Bài Việt Bắc trang 43 SBT văn 12 – Cánh diều: Câu...

Bài Việt Bắc trang 43 SBT văn 12 - Cánh diều: Câu tục ngữ nào phù hợp nhất với ý nghĩa của văn bản Việt Bắc?...

Đọc kĩ tác phẩm. Soạn văn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 - Bài Việt Bắc trang 43 sách bài tập văn 12 - Cánh diều - Bài Việt Bắc trang 43 sách bài tập văn 12 - Cánh diều. Câu tục ngữ nào phù hợp nhất với ý nghĩa của văn bản Việt Bắc? Kết cấu của văn bản trích bài thơ Việt Bắc có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng...

Câu 1

Câu tục ngữ nào phù hợp nhất với ý nghĩa của văn bản Việt Bắc?

A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã

D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ tác phẩm.

Answer - Lời giải/Đáp án

D


Câu 2

Kết cấu của văn bản trích bài thơ Việt Bắc có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc văn bản. Chỉ ra được kết cấu của văn bản và nêu tác dụng

Answer - Lời giải/Đáp án

- Kết cấu của văn bản: theo kiểu đối đáp ( giữa người đi- kẻ ở, hỏi đáp “ta”- “mình”, “đồng bào Việt Bắc”- “người cán bộ cách mạng)

- Tác dụng

+ Diễn tả được cảm xúc của cả người đi lẫn người ở lại: cảm giác bịn rịn, lưu luyến không muốn rời xa

+ Thấy được tâm tư, tình cảm bên trong của nhân vật trữ tình.

+ Giúp độc giả thấy được tình cảm, tâm trạng của các nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách đầy đủ và sâu lắng hơn.

+ Đây cũng là cách mà tác giả gián tiếp bộc lộ cảm xúc thông qua các nhân vật trữ tình.


Câu 3

Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt bắc đã được nhà thơ khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc tác phẩm. Tìm ra các câu thơ nói đến hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt bấc. Từ đó, tìm ra các biện pháp tu từ và nêu nét đặc sắc của các biện pháp đó

Answer - Lời giải/Đáp án

- Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua :

+ Từ ngữ : Các động từ mạnh : rầm rập, rung , bật thể hiện sức mạnh vô địch của đoàn quân, tạo không khí chiến trận. Kết hợp từ láy : điệp điệp, trùng trùng tạo khí thế mạnh mẽ không thể ngăn cản của đoàn quân.

+ Hình ảnh : Thiên nhiên : rừng nứa bờ tre ; Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, rừng xanh hoa chuối, ve kêu rừng phách. Con người : người mẹ địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô; lớp học i tờ; dao gài thắt lưng, nhớ người đan nón, cô em gái hái măng

+ Biện pháp tu từ : So sánh, điệp từ, điệp cú pháp, liệt kê, nhân hóa

→ Nét đặc sắc của biện pháp so sánh: “Nhớ gì như nhớ người yêu”

- Tác giả dùng nỗi nhớ người yêu- nỗi nhớ da diết, cồn cào khôn tả để cụ thể hoá nỗi nhớ của người ra đi. So sánh này này vừa thể hiện được mức độ của nỗi nhớ, vừa tạo ra tính đa nghĩa cho câu thơ. Ở đó, ta thấy, trong nỗi nhớ chung có nỗi nhớ riêng, trong nỗi nhớ đồng bào đồng chí ta thấy nỗi nhớ về người yêu, người thương của các cán bộ.


Câu 4

Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ tác phẩm.

Phân tích các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tính dân gian:

+ Bức tranh chân thực, đậm bản sắc văn hoá về thiên nhiên và con người Việt Bắc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta

+ Thể thơ: lục bát

+ Cấu tứ thơ: Đối- đáp. Có nét tương đồng với những câu ca dao trong dân gian xưa.

+ Đại từ nhân xưng “mình”- “ta”

+ Lối tả cảnh theo kiểu tranh tứ bình trong hội hoạ dân gian

+ Sử dụng nhiều hình ảnh trong ca dao.

- Tính hiện đại:

+ Tình nghĩa giữa người đi và người ở lại, có tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương da diết nhưng không đẫm lệ mà

+ Giọng hùng ca, mang không khí sử thi

+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, không mang tính ước lệ như trong văn học trung đại.

+ Thay đổi cách ngắt nhịp từ 2/2/2/2 thành 4/4


Câu 5

Có ý kiến cho rằng: Việt Bắc là bản tình ca về nghĩa tình của con người trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng cũng có ý kiến khẳng định: Việt Bắc là bản hùng ca lịch sử về những năm tháng ra trận, chiến đấu và chiến thắng hào hùng. Em có nhận xét gì về các ý kiến trên?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ tác phẩm và nhận xét hai ý kiến trên.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Cả hai ý kiến đều nêu đúng về một phương diện nội dung của bài thơ Việt Bắc

- Việt Bắc là bản tình ca về nghĩa tình con người trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp vì:

+ Việt Bắc đã dựng lại khung cảnh chia tay đầy lưu luyến của những người cách mạng về xuôi với đồng bào vùng đất chiến khu Việt Bắc.

+ Việt Bắc là bản tình ca nghĩa tình, là bản tình ca của sự gắn bó, thuỷ chung của người ở lại và người ra đi

+ Tác phẩm có kết cấu đối đáp của cuộc ca hát giao duyên; có lỗi xưng hô “mình-ta” của vợ chồng, có nhịp điệu nhịp nhàng như ru vỗ lòng người.

+ Việt Bắc cũng là bản hùng ca lịch sử về những năm tháng ra trận, chiến đấu và chiến thắng hào hùng vì tác phẩm đã thể hiện được cái không khí kháng chiến tràn đầy khí thế với âm hưởng sử thi.


Câu 6

Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đem đến cho em những hiểu biết nào về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại đoạn trích và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đoạn trích bài thơ Việt Bắc đã cho thấy vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là:

- Sự lạc quan, yêu đời

- Giàu tình cảm, yêu thương, chia ngọt sẻ bùi

- Tinh thần đoàn kết

- Tình nghĩa thuỷ chung.


Câu 7

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau:

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Việt Bắc, Tố Hữu)

Và:

Con nhớ anh con, người anh du kích

Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ

Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc

Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi

(Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc hai đoạn thơ và nêu cảm nghĩ

Answer - Lời giải/Đáp án

Có ai từng đi qua nỗi đau mà không nhớ? Có ai đi qua những khu vườn mà không lưu luyến những sắc hoa? Và có đi qua chiến tranh mà lại không hồi tưởng về những ngày xa xưa ấy. Cùng với ngòi bút của Chế Lan Viên trong Tiếng hát con tàu, Tố Hữu cùng những ánh thơ của mình đã đưa độc giả quay trở lại những năm tháng mà ở đó những kí ức về những ngày trên căn cứ Điện Biên cứ đẹp làm sao. Cả hai đoạn thơ trên đều là những tình cảm, nỗi nhớ của những nhân vật trữ tình với những con người đã từng chia ngọt sẻ bùi, đã từng kề vai sát canh nhau trên con đường gian khổ và khốn khó. Chỉ khác rằng, đến với Việt Bắc, Tố Hữu đã viết lên những khúc hát tâm tình từ những cảm xúc thiết tha của nhân vật. Đó là những khúc hát của sự nhớ thương, không chỉ nhớ cảnh, nhớ những khoảnh khắc trong kháng chiến mà còn nhớ những con người ân tình: “nhớ người mẹ nắng cháy lưng”, nhớ những “ngày tháng cơ quan”. Đó là tình cảm của Tố Hữu với Việt Bắc- mảnh đất của tình thương. Thì đến với Chế Lan Viên, Chế Lan Viên với “con tàu” đang ngoái lại nhìn ngắm những kỉ niệm đẹp đẽ cùng các đồng chí trong cuộc kháng chiến. Chế Lan Viên đã dùng “tiếng hát” của thơ cả để đưa độc giả vào miền kí ức, nơi có người anh du kích, có thằng em liên lạc, có người “mế” không thân không quen, không máu mủ ruột thịt nhưng lại sẵn sàng chăm lo cho nhân vật ngay cả khi bản thân phải thức trắng. Tất cả những câu thơ đó đều là những dòng suy nghĩ, hồi tưởng của hai tác giả. Tuy là hai con người khác nhau, viết về những ký ức khác nhau nhưng họ đều có tình yêu đối với con người, tình yêu đối với quê hương của mình.

Advertisements (Quảng cáo)