1.32
Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì năng lượng nhiệt sẽ truyền một cách tự phát từ
A. vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.
B. vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.
C. vật có thể tích lớn hơn sang vật có thể tích nhỏ hơn.
D. vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt
Đáp án: D
1.33
Hai hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt thì
A. chúng nhất thiết phải ở cùng nhiệt độ.
B. chúng nhất thiết phải chứa cùng một lượng nhiệt.
C. chúng nhất thiết phải có cùng khối lượng.
D. chúng nhất thiết phải được cấu tạo từ cùng một chất.
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
Đáp án: A
1.34
Nhiệt độ được dùng để xây dựng thang đo nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là
A. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của rượu.
B. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của nước.
C. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của sáp nến.
D. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
Đáp án: D
1.35
Mối liên hệ giữa nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Celsius và nhiệt độ đo theo thang nhiệt độ Kelvin là
A. T(K) = t(°C)/273,15.
B. t(°C) = T(K) – 273,15.
C. t(°C) = T(K)/273,15.
D. t(°C) = 273,15 – T(K).
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
Đáp án: B
1.36
Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn
A. 5 °C.
B. 100 K.
C. –250 °C.
D. –273,15 °C.
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
Đáp án: D
1.37
Advertisements (Quảng cáo)
Ở nhiệt độ không tuyệt đối, động năng chuyển động nhiệt của các phân tử
A. bằng không.
B. đạt giá trị cực đại.
C. đạt giá trị cực tiểu.
D. có giá trị khác không.
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt và động năng
Đáp án: A
1.38
Có hai cốc nước A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ phòng. Người ta thả một viên nước tạ đá vào cốc A và những cốc B vào trong một bình chứa nước ấm.
a) Ở cốc nào nước nhận nhiệt lượng? Môi trường cung cấp nhiệt lượng là môi trường nào? Nhiệt Nước nóng độ của nước trong cốc khi đó tăng hay giảm?
b) Ở cốc nào nước toả nhiệt lượng? Môi trường nhận nhiệt lượng là môi trường nào? Nhiệt độ của nước trong cốc khi đó tăng hay giảm?
Vận dụng kiến thức về nhiệt lượng
a) Cốc B nhận nhiệt lượng, môi trường cung cấp nhiệt lượng cho nó là nước
ấm. Khi đó, nhiệt độ trong cốc B tăng.
b) Cốc A toả nhiệt lượng, môi trường nhận nhiệt lượng là viên nước đá. Khi đó, nhiệt độ trong cốc A giảm.
1.39
Sử dụng các cụm từ: nhiệt độ, cân bằng nhiệt,truyền nhiệt lượng, nhận nhiệt lượng, trao đổi năng lượng nhiệt giữa các vật, hãy mô tả tình huống ở
Hình 1.10.
Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt
Do cốc nước nóng có nhiệt độ cao hơn môi trường ngoài nên truyền nhiệt lượng ra môi trường xung quanh; cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn môi trường ngoài nên nó nhận nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. Khi đó, có sự trao đổi năng lượng nhiệt giữa các vật. Sau một thời gian, nhiệt độ ở hai cốc nước bằng nhau, ta nói có sự cân bằng nhiệt giữa hai cốc nước.
1.40
Có một nhiệt kế rượu và một nhiệt kế điện tử, biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của rượu lần lượt là –117 °C, 78 °C. Cảm biến của nhiệt kế điện tử là một điện trở nhiệt có phạm vi đo từ 0 °C đến 200 °C.
a) Ở Pháp, có những nơi nhiệt độ không khí xuống đến –35 °C và lên đến 42 °C. Trong hai nhiệt kế trên, sử dụng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ không khí tại những nơi đó là thích hợp? Vì sao?
b) Trong hai nhiệt kế trên, nên dùng nhiệt kế nào để đo nhiệt độ sôi của nước tinh khiết? Vì sao?
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
a) Nhiệt kế rượu đo được nhiệt độ nằm trong khoảng –117 °C đến 78 °C. Trong khi nhiệt kế điện tử chỉ đo được nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 0 °C. Vậy, sử dụng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ không khí là thích hợp.
b) Sử dụng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi là điều hoàn toàn không thể bởi rượu sẽ sôi ở 78 °C thấp hơn 100 °C (nhiệt độ sôi của nước tinh khiết). Vì vậy, để đo nhiệt độ sôi của nước tinh khiết cần sử dụng nhiệt kế điện tử.
1.41
Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) vận hành một máy gia tốc hạt lớn (Large Hadron Collider) được sử dụng để tăng tốc các hạt. Trong máy gia tốc này có khoảng 9 600 nam châm chuyên dụng dùng để gia tốc proton. Các nam châm này được đặt trong môi trường lạnh đến –271,2 °C. Nhiệt độ này tương ứng với bao nhiêu kelvin (K). Biết nhiệt độ trung bình của không gian bên ngoài Trái Đất khoảng 3 K. So sánh giá trị nhiệt độ vừa tính được với nhiệt độ của không gian bên ngoài Trái Đất.
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
T = –271,2 + 273 = 1,8 (K)
Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ của không gian bên ngoài Trái Đất.
1.42
Một nhà hoá học nhận thấy có chất lỏng màu bạc trên sàn của phòng thí nghiệm và băn khoăn tự hỏi: không biết có ai đó đã đánh vỡ nhiệt kế thuỷ ngân mà không dọn dẹp cẩn thận. Nhà hoá học quyết định tìm hiểu xem chất lỏng màu bạc có đúng là thuỷ ngân không. Từ những kiểm tra của mình, nhà hóa học đã phát hiện ra nhiệt độ nóng chảy của chất đó là 275 K. Chất lỏng này có phải là thuỷ ngân hay không? Hãy giải thích câu trả lời của bạn.
Vận dụng kiến thức về vật lý nhiệt
Nhiệt độ nóng chảy đổi sang thang nhiệt độ Celsius: 273 – 275 = –2 (°C).
Chất lỏng đó không phải là thuỷ ngân.