Trang chủ Lớp 12 SBT Vật lí 12 - Kết nối tri thức II.8 SBT Vật lý 12 – Kết nối tri thức: Một quả...

II.8 SBT Vật lý 12 - Kết nối tri thức: Một quả bóng thám không có dung tích không đổi 1200 lít. Vỏ bóng có khối lượng 1 kg...

Vận dụng kiến thức về khí lí tưởng. Phân tích và giải II.8 - Bài tập cuối chương II trang 38, 39, 40 - SBT Vật lý 12 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Một quả bóng thám không có dung tích không đổi 1200 lít. Vỏ bóng có khối lượng 1 kg. Bóng được bơm khí hydrogen ở áp suất bằng áp suất khí quyển tại mặt đất (1,013.105 Pa) và nhiệt độ 27 °C.

a) Tính lực làm quả bóng rời khỏi mặt đất.

b) Bóng lên tới độ cao h thì dừng lại, tại đó nhiệt độ của khí quyển là 7 °C. Tính áp suất của khí quyển tại độ cao này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về khí lý tưởng

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Số mol bên trong bóng thám không là: \({n_1} = \frac{{pV}}{{RT}} = \frac{{{{1,013.10}^5}.1,2}}{{8,31.(27 + 273)}} \approx 48,76(mol)\)

Khối lượng của khí hydrogen trong bóng là: \({m_1} = {n_1}{\mu _1} = 48,76.2 = 97,52(g)\)

Trọng lượng bóng là: \(P = (M + {m_1})g = (1 + 0,09752).9,8 \approx 10,76(N)\)

Advertisements (Quảng cáo)

Xét thể tích 1 m3 không khí bên ngoài bóng thám không có số mol khí là:

\({n_2} = \frac{{p{V_o}}}{{RT}} = \frac{{{{1,013.10}^5}.1}}{{8,31.(27 + 273)}} \approx 40,63(mol)\)

Khối lượng riêng của không khí bên ngoài bóng là:

\({\rho _2} = \frac{{{m_2}}}{{{V_o}}} = \frac{{{n_2}{\mu _2}}}{{{V_o}}} = \frac{{{{40,63.29.10}^{ - 3}}}}{1} \approx 1,178(kg/{m^3})\)

Lực đẩy Archimedes tác dụng lên bóng là: \({F_A} = {\rho _2}gV = 1,178.9,8.1,2 = 13,85(N)\)

Lực làm quả bóng rời khỏi mặt đất là: \(F = {F_A} - P = 13,85 - 10,76 = 3,09(N)\)

b) Khối lượng riêng của không khí bên ngoài bóng là:

\({\rho _2} = \frac{{{m_2}}}{{{V_o}}} = \frac{{{n_2}{\mu _2}}}{{{V_o}}} = \frac{{p{V_o}}}{{RT’}}.\frac{{{\mu _2}}}{{{V_o}}} = \frac{{p'{\mu _2}}}{{RT’}}\)

Bóng dừng lại khi:

\(\begin{array}{l}F = 0 \to {F_A} = P \to {\rho _2} = {\rho _1}\\ \Rightarrow \frac{{p'{\mu _2}}}{{RT’}} = \frac{M}{{{V_1}}} + \frac{{p'{\mu _1}}}{{RT’}}\\ \Rightarrow \frac{{p'({\mu _2} - {\mu _1})}}{{RT’}} = \frac{M}{{{V_1}}}\\ \Rightarrow p’ = \frac{{MRT’}}{{{V_1}({\mu _2} - {\mu _1})}} = \frac{{1000.8,31.(7 + 273)}}{{1,2.(29 - 2)}} \approx {7,2.10^4}(Pa)\end{array}\)