Câu hỏi trang 101 Mở đầu (MĐ)
Hãy kể tên các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế được áp dụng trong thủy sản.
Vận dụng kiến thức thực tế.
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN):
- TCVN 11931:2017: Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).
- TCVN 12631:2018: Chế biến và bảo quản thủy sản - Yêu cầu về quản lý môi trường.
- TCVN 13212:2019: Nuôi trồng thủy sản hữu cơ.
- TCVN 13213:2019: Thực hành sản xuất giống thủy sản tốt (VietGAP).
- TCVN 13214:2019: Thực hành sản xuất thức ăn thủy sản tốt (VietGAP).
Tiêu chuẩn quốc tế:
- ASC (Aquaculture Stewardship Council): Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững.
- BAP (Best Aquaculture Practices): Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất.
- GLOBALG.A.P.: Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu.
- Naturland: Tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Organic Aquaculture: Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ của Mỹ.
Câu hỏi trang 102 Hệ thống kiến thức
Cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Cơ sở hạ tầng của đơn vị nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Câu hỏi trang 102 Hệ thống kiến thức
Hãy nêu các yêu cầu về trang thiết bị, máy móc, dụng cụ của cơ sở nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Cơ sở nuôi phải chuẩn bị các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phù hợp với đối tượng nuôi và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phù hợp với yêu cầu sản xuất của nuôi trồng thủy sản và phù hợp để xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình nuôi trồng.
- Được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường, không gây mất an toàn thực phẩm đối với thủy sản nuôi.
- Được vận hành, bảo dưỡng, bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Câu hỏi trang 103 Hệ thống kiến thức
Nhân sự trong cơ sở nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Nhân sự trong cơ sở nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Có kiến thức về nuôi trồng thủy sản.
Được tập huấn và có chứng chỉ về thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP.
2. Người lao động làm việc tại cơ sở nuôi:
Đủ 16 tuổi trở lên.
Được trang bị bảo hộ lao động phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn.
Được tập huấn về:
Nuôi trồng thủy sản.
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn VietGAP.
An toàn lao động theo đúng vị trí làm việc.
Câu hỏi trang 103 Hệ thống kiến thức
Giống thuỷ sản cần đảm bảo những yêu cầu nào theo tiêu chuẩn VietGAP?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Giống thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP cần:
Câu hỏi trang 103 Hệ thống kiến thức
Việc sử dụng thức ăn phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Việc sử dụng thức ăn phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phù hợp: Thức ăn phải phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và độ tuổi của đối tượng nuôi.
- An toàn: Thức ăn không chứa chất cấm theo quy định của pháp luật, không sử dụng hormone và chất kích thích sinh trưởng.
- Chất lượng: Không sử dụng sản phẩm hết hạn, không rõ nhãn, không đảm bảo chất lượng.
- Bảo quản: Thức ăn phải được bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Câu hỏi trang 104 Hệ thống kiến thức
Môi trường nuôi thuỷ sản được kiểm soát như thế nào trong tiêu chuẩn VietGAP?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Việc kiểm soát môi trường nuôi thủy sản trong tiêu chuẩn VietGAP:
- Nước cấp vào ao nuôi phải được xử lý và kiểm soát các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm.
- Chất lượng nước nuôi phải thích hợp với loài thuỷ sản và không là mối nguy gây mất an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.
- Cơ sở nuôi cần định kì kiểm tra chất lượng nước ao nuôi về một số chỉ tiêu lý – hoá phù hợp với - loài thuỷ sản và hình thức nuôi trồng.
- Các chỉ tiêu môi trường theo dõi bao gồm: pH, hàm lượng oxygen hoà tan, lượng chất rắn lơ lửng, hàm lượng ammonia, hydro sulfide, độ mặn
Câu hỏi trang 104 Hệ thống kiến thức
Việc quản lý dịch bệnh trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện như thế nào?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Advertisements (Quảng cáo)
Việc quản lý dịch bệnh trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện như sau:
- Thường xuyên theo dõi, kịp thời phát hiện dấu hiệu bị sốc, bị bệnh, nghi ngờ bị bệnh, các dấu hiệu bất thường khác trên thuỷ sản nuôi và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh.
- Thực hiện cách lì, ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh giữa các ao nuôi và từ ao nuôi ra bên ngoài.
- Nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh thuỷ sản phải công bố dịch thì phải báo cáo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất.
- Sử dụng thuốc thú y thuỷ sản nằm trong danh mục thuốc được lưu hành theo phác đồ của cán bộ chuyên môn, không sử dụng thuốc trong danh mục cấm và phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc thú y thuỷ sản, kháng sinh trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lí.
Câu hỏi trang 104 Hệ thống kiến thức
Trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, chất thải được thu gom và xử lý như thế nào?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Theo quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP, chất thải được thu gom và xử lý như sau:
- Thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường.
- Đối với chất thải rắn: thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị chuyên dụng.
- Đối với chất thải nguy hại: phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Đối với thủy sản bị chết, bị nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh trong Danh mục bệnh thuỷ sản: công bố dịch phải được xử lý đúng cách tránh gây lây lan dịch bệnh.
- Cơ sở nuôi phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh, phải thực hiện tẩy trùng, cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi trồng.
Câu hỏi trang 105 Luyện tập (LT)
Vì sao nuôi trồng thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP không gây ô nhiễm môi trường?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Nuôi trồng thủy sản theo VietGAP không gây hại cho môi trường vì:
Câu hỏi trang 105 Hệ thống kiến thức
Việc lưu trữ hồ sơ trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm mục đích gì?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Việc lưu trữ hồ sơ trong quy trình nuôi thuỷ sản theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm mục đích:
- Để truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản, từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, đến quá trình nuôi trồng, thu hoạch và chế biến giúp đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ thương hiệu và uy tín của sản phẩm.
- Để các cơ quan chức năng đánh giá và kiểm tra việc tuân thủ các quy định của VietGAP giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, an toàn cho người tiêu dùng.
- Để người nuôi thủy sản ghi chép, theo dõi và đánh giá quá trình sản xuất giúp họ xác định được những điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra các biện pháp cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Để cung cấp bằng chứng cho các tuyên bố về chất lượng sản phẩm.
- Giúp đáp ứng yêu cầu của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Câu hỏi trang 105 Hệ thống kiến thức
Vì sao quy trình truy xuất nguồn gốc phải được vận hành thử trước khi chính thức thực hiện?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Trước khi áp dụng quy trình truy xuất nguồn gốc chính thức, cần có thời gian chạy thử để đảm bảo quy trình hoạt động hiệu quả.
Việc chạy thử giúp:
- Phát hiện lỗi: Kiểm tra xem quy trình có hoạt động đúng như mong muốn không, có thiếu sót hoặc sai sót ở bước nào không. Ví dụ: thông tin ghi chép về thức ăn cho tôm không đầy đủ.
- Đánh giá tính khả thi: Xem quy trình có thực tế và áp dụng được không, có gặp khó khăn gì trong quá trình thực hiện không. Ví dụ: nhân viên gặp khó khăn khi sử dụng phần mềm quản lý thông tin.
- Điều chỉnh và cải thiện: Dựa trên kết quả chạy thử, có thể điều chỉnh và cải thiện quy trình để hoạt động tốt hơn khi áp dụng chính thức. Ví dụ: đào tạo lại nhân viên, chỉnh sửa giao diện phần mềm.
Câu hỏi trang 106 Luyện tập (LT)
Bảng 19.1 – 19.3 được sử dụng để ghi chép, theo dõi lưu trữ thông tin cho bước nào trong quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Bảng 19.1 – 19.3 được sử dụng để ghi chép, theo dõi lưu trữ thông tin cho bước ghi chép nhật ký sản xuất trong quy trình nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP.
Cụ thể, các thông tin được ghi chép bao gồm:
- Bảng 19.1: Kết quả kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao nuôi (DO, pH, nhiệt độ, NH3, H2S, độ mặn).
- Bảng 19.2: Thông tin về giống thả nuôi (cơ sở sản xuất, mã số chứng nhận, tên giống, số lượng, cỡ giống, giá giống, kết quả kiểm tra, ngày thả, mật độ thả).
Bảng 19.3: Quản lý vật tư đầu vào (tên vật tư, mã số vật tư, tên và khối lượng thức ăn, tên sản phẩm xử lý cải tạo môi trường, tên thuốc, liều lượng thuốc, triệu chứng, biểu hiện, lý do sử dụng, điều kiện bảo quản).
Câu hỏi trang 106 Vận dụng (VD)
Hãy tìm hiểu một số cơ sở nuôi thủy sản mà em biết. Các cơ sở nuôi đó đã đảm bảo được những tiêu chí nào của quy trình thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP? Vì sao?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy sản Hòa Bình
- Con giống: Hợp tác xã sử dụng con giống chất lượng cao từ các cơ sở sản xuất uy tín.
- Thức ăn: Sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp chất lượng cao, không sử dụng chất cấm.
- Quản lý môi trường: Áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như xử lý nước thải, sử dụng chế phẩm sinh học.
- Quản lý cộng đồng: Hợp tác xã chú trọng đến việc xây dựng cộng đồng nuôi trồng thủy sản bền vững, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Câu hỏi trang 106 Vận dụng (VD)
Nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VIETGAP mang lại lợi ích gì cho người nuôi?
Vận dụng kiến thức về tiêu chuẩn VIETGAP.
Lợi ích của VietGAP:
- Người nuôi: Thu nhập cao hơn, sản phẩm dễ bán, được hỗ trợ từ nhà nước.
- Người tiêu dùng: An tâm về chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe.
- Môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước và hệ sinh thái.
- Cộng đồng: Tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa phương.