Trang chủ Lớp 12 SGK Công nghệ 12 - Kết nối tri thức Bài 5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trang 26, 27,...

Bài 5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trang 26, 27, 28, 29 Công nghệ 12 Kết nối tri thức: Trồng rừng thường được thực hiện vào những thời gian nào trong năm? Trồng rừng như thế...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 26: MĐ, KP; Câu hỏi trang 27: KP, KN; Câu hỏi trang 28: KP; Câu hỏi trang 29: KP, KN, LT1, LT2, LT3, VD Bài 5. Kĩ thuật trồng và chăm sóc rừng trang 26, 27, 28, 29 SGK Công nghệ 12 Kết nối tri thức - Chương 2. Trồng và chăm sóc rừng. Trồng rừng thường được thực hiện vào những thời gian nào trong năm? Trồng rừng như thế nào là đúng kĩ thuật? Chăm sóc rừng trồng (Hình 5. 1) gồm những công việc gì?...

Câu hỏi trang 26 Mở đầu

Trồng rừng thường được thực hiện vào những thời gian nào trong năm? Trồng rừng như thế nào là đúng kỹ thuật? Chăm sóc rừng trồng (Hình 5.1) gồm những công việc gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về trồng rừng

Answer - Lời giải/Đáp án

Trồng rừng được thực hiện phụ thuộc vào điều kiện của từng vùng miền. Trồng rừng tuân thủ các kỹ thuật để giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt. Chăm sóc rừng trồng gồm: làm cỏ, vun xới; bón thức; tưới nước; tỉa cành; trồng dặm


Câu hỏi trang 26 Khám phá

Giải thích cơ sở của việc lựa chọn thời vụ trồng rừng ở các vùng miền khác nhau của nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về thời vụ trồng rừng

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì ở mỗi vùng miền có điều kiện tự nhiên khác nhau nên cần lựa chọn thời vụ trồng rừng.


Câu hỏi trang 27 Khám phá

So sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng gieo hạt thẳng và trồng rừng bằng cây con.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về kỹ thuật trồng rừng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ưu điểm, nhược điểm của trồng rừng bằng gieo hạt thẳng:

- Ưu điểm: thích hợp với đặc tính sinh vật học của cây, bộ rễ cây phát triển tự nhiên, có thể gieo trên các vùng đất rộng lớn.

- Nhược điểm: số lần chăm sóc nhiều, tốn nhiều hạt giống, cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công.

Ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng cây con

- Ưu điểm: cây con có sức đề kháng tốt nên tỉ lệ sống cao, tiết kiệm hạt giống, giảm số lần và thời gian chăm sóc.

- Nhược điểm: quá trình sản xuất cây con phức tạp, đòi hỏi chi phí cao, giá thành vận chuyển cây con cao hơn vận chuyển hạt giống, cây con dễ bị tổn thương cơ giới, hệ rễ bị biến dạng trong quá trình ươm cây và vận chuyển.


Câu hỏi trang 27 KN

Mô tả kỹ thuật trồng một loài cây rừng mà em biết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về kỹ thuật trồng rừng

Answer - Lời giải/Đáp án

Trồng cây bạch đàn từ cây con

Chuẩn bị hố trống:

- Đào hố: đào đúng vị trí, kích thước phù hợp với từng loài cây. Thông thường, kích thước hố trồng khoảng 30 cm x 30 cm x 30 cm hoặc 40 cm x 40 cm x 40 cm.

- Bón lót: bón lót bằng phân hữu cơ hoặc phân NPK với liều lượng phù hợp, sau đó lấp hố bằng đất tầng mặt.

Chuẩn bị cây giống: cây giống phải khỏe mạnh, không bị sâu, không bị bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn về tuổi, chiều cao, đường kính rễ

Kỹ thuật trồng

- Trồng bằng cây con có bầu: tạo lỗ trong hố trồng, rách và xé bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây vào, lấp đất và nén đất lần thứ nhất, lấp đất và nén đất lần thứ hai rồi vun gốc.


Câu hỏi trang 28 Khám phá

Vì sao nên làm cỏ, vun xới trước bón phân thúc?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về chăm sóc rừng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Làm cỏ, vun xới có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước, trừ cỏ dại cạnh tranh thức ăn với cây rừng và phá bỏ nơi ẩn ấp của sâu bệnh hại.


Câu hỏi trang 29 Khám phá

Quan sát và nêu tên, ý nghĩa của các biện pháp chăm sóc rừng phù hợp trong Hình 5.2

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về một số biện pháp chăm sóc rừng.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình a: Bón thức

Hình b: tỉa cành

Hình c: tưới nước

Hình d: làm cỏ, vun xới


Câu hỏi trang 29 KN

Nêu thực trạng chăm sóc rừng trồng ở nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về chăm sóc rừng trồng.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Thực trạng trồng, chăm sóc rừng: Trong hơn 30 năm qua, công tác trồng rừng ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhờ đó tỉ lệ che phủ rừng ngày càng tăng. Từ giữa những năm 1990 đến nay, diện tích rừng trồng của nước ta đã tăng liên tục và phát triển ổn định nhờ các chương trình. chính sách phát triển rừng quốc gia...

- Thực trạng bảo vệ rừng:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Bảo vệ và phát triển được vốn rừng quốc gia, duy trì ổn định diện tích rừng tự nhiên, tăng diện tích rừng trồng và cây xanh.

+ Nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp và người dân đối với công tác bảo vệ rừng được nâng lên rõ rệt.


Câu hỏi trang 29 Luyện tập 1

Nêu các thời vụ trồng rừng chính ở nước ta. Giải thích vì sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam khác nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào điều kiện tự nhiên của mỗi vùng miền

Answer - Lời giải/Đáp án

Các thời vụ trồng rừng chính của nước ta: miền Bắc, miền Nam, miền Trung.

Vì điều kiện tự nhiên, thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ khác nhau giữa các vùng miền.


Câu hỏi trang 29 Luyện tập 2

Mô tả kỹ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con. Nêu ưu, nhược điểm của từng phương pháp

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về kỹ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con.

Answer - Lời giải/Đáp án

Kỹ thuật trồng rừng bằng cây con

- Trồng bằng cây con rễ trần: tạo lỗ trong hố trồng, đặt cây vào, lấp đất, nén đất và vun gốc. Kỹ thuật này giúp bảo vệ bộ rễ tránh khô héo vì nắng, gió hay dập nát.

- Trồng bằng cây con có bầu: tạo lỗ trong hố trồng, rạch và xé bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây vào, lấp đất và nén đất lần thứ nhất, lấp đất và nén đất lần thứ hai rồi vun trồng.

Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm: cây con có sức đề kháng tốt nên tỉ lệ sống cao, tiết kiệm hạt giống, giảm số lần và thời gian chăm sóc.

- Nhược điểm: quá trình sản xuất cây con phức tạp, đòi hỏi chi phí cao, giá thành vận chuyển cây con cao hơn vận chuyển hạt giống, cây con dễ bị tổn thương cơ giới, hệ rễ bị biến dạng trong quá trình ươm cây và vận chuyển.

Kỹ thuật trồng rừng bằng hạt

- Phương thức gieo toàn diện: gieo hạt đồng đều trên toàn bộ diện tích đất gieo

- Phương thức gieo cục bộ: có hai Phương pháp là gieo theo hàng và gieo theo khóm.

Ưu nhược điểm:

- Ưu điểm: thích hợp với đặc tính sinh vật học của cây, bộ rễ cây phát triển tự nhiên, có thể gieo trên các vùng đất rộng lớn.

- Nhược điểm: số lần chăm sóc nhiều, tốn nhiều hạt giống, cây con mọc lên từ hạt dễ bị côn trùng tấn công.


Câu hỏi trang 29 Luyện tập 3

Hãy mô tả kỹ thuật chăm sóc rừng

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về chăm sóc rừng

Answer - Lời giải/Đáp án

- Làm cỏ, vun xới định kì trong khoảng 3 năm liên tục sau khi trồng. Số lần làm cỏ, vun xới trong từng năm tùy thuộc tình hình cụ thể. Thời điểm làm cỏ, vun xới tốt nhất là ngay trước thời kìa cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón thúc.

- Bón thúc đúng loại phân bón, liều lượng, thời gian và Phương pháp bón tùy thuộc các nhân tố cụ thể như điều kiện lập địa, loài cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

- Lượng nước tới, số lần tưới phải căn cứ vào đặc điểm phân bố nông – sâu của hệ rễ, quy luật sinh trưởng của loài cây trong từng năm, từng giai đoạn tuổi và điều kiện lập địa để quyết định.

- Tỉa dặm, tỉa thưa:

+ Dùng kéo, dao,... cắt bỏ các cành phía dưới 1/3 chiều dài của tán cây. Tiến hành vào mùa khô, thời tiết khô ráo.

- Trồng dặm:

+ Sau khi trồng 20-30 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sông. Nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm. Nếu trên 85%, chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung, kỹ thuật trồng dặm như trồng chính.


Câu hỏi trang 29 Vận dụng

Hãy đề xuất thời vụ và kỹ thuật trồng rừng phù hợp cho một loài cây rừng mà em biết.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức về trồng và chăm sóc rừng

Answer - Lời giải/Đáp án

Cây chò

- Thời vụ trồng:

+ Vụ xuân: Trồng từ tháng 2 đến tháng 4, trước mùa mưa.

+ Vụ thu: Trồng từ tháng 8 đến tháng 10, sau mùa mưa.

- Kỹ thuật trồng:

+ Chọn giống: Chọn giống keo lai phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của khu vực trồng.

+ Làm đất: Xử lý đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ dại, cành cây, tạo hố trồng.

+ Kích thước hố: Hố có kích thước 40x40x40 cm.

+ Trồng cây: Đặt cây con vào hố đã chuẩn bị, lấp đất nhẹ nhàng và tưới nước giữ ẩm.

+ Mật độ trồng: 1.600 - 2.000 cây/ha.

- Chăm sóc:

+ Tưới nước thường xuyên, nhất là vào mùa khô.

+ Bón phân: Bón lót NPK trước khi trồng, bón thúc sau khi trồng 1 - 2 tháng.

+ Vun xới, phát quang cỏ dại.

+ Phòng trừ sâu bệnh.