Câu hỏi trang 143 Câu hỏi 1
Trình bày ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
Dựa vào kiến thức về ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
- Ý nghĩa:
+ Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
+ Đáp ứng nguồn thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu, góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển.
+ Giúp ngư dân bám biển, vừa phát triển kinh tế biển vừa gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Nhiệm vụ:
+ Tuân thủ đúng các quy định về vùng khai thác, biện pháp khai thác, ngư cụ khai thác, kích cỡ loài thuỷ sản khai thác,...
+ Bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn.
+ Có nghĩa vụ tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản. Phải treo cờ Tổ quốc trên tàu cá khi thực hiện hoạt động khai thác
Câu hỏi trang 143 Câu hỏi 2
Mô tả một số biện pháp phổ biến trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đề xuất biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Dựa vào kiến thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Khai thác thuỷ sản đúng quy định của pháp luật, thân thiện với môi trường:
- Khai thác thuỷ sản với ngư cụ phù hợp, đúng quy định, sử dụng ngư cụ khai thác thân thiện môi trường.
- Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những phương pháp mang tính huỷ diệt như thuốc nổ, hóa chất, chích điện....
- Hạn chế đánh bắt thuỷ sản ở khu vực gần bờ, mở rộng vùng khai thác xa bờ.
- Không khai thác trong mùa sinh sản, thuỷ sản chưa đến thời kỳ khai thác và các thuỷ sản cấm khai thác; không khai thác trong vùng cảm
2. Thả các loài thuỷ sản quý, hiếm vào một số nội thuỷ, vũng và vịnh ven biển
Cần thả bổ sung các loài thuỷ sản quý, hiếm vào các thuỷ vực tự nhiên để giúp chúng tăng số lượng, tăng khả năng sinh sản, nhờ đó làm tăng nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn giảm sút trữ lượng của những loài thuỷ sản quý, hiếm
3. Thiết lập các khu bảo tồn biển
Thiết lập các khu bảo tồn biển như vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan nhằm bảo vệ các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng trong các khu bảo tần, tạo các điều kiện lợi cho các loài thuỷ sản sinh trường, phát triển và sinh sản, nhờ đó bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, cung cấp nguồn giống và nguồn lợi hải sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quốc gia.
4. Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản
Việc bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản bằng các hành động cụ thể như không vứt rác bừa bãi, xả thải đúng quy định, không khai thác thuỷ sản bằng các biện pháp huỷ diệt gây ô nhiễm môi trường, sẽ giúp cung cấp cho các loài thuỷ sản một môi trường sống thuận lợi, nhờ đó giúp chúng sinh trưởng, phát triển và sinh sản nhanh, giúp duy trì và phát triển nguồn lợi thuỷ sảnBiện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với thực tiễn của địa phương:
- Phổ biến kiến thức về tầm quan trọng của nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng của khai thác quá mức và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Advertisements (Quảng cáo)
- Khuyến khích người dân áp dụng các phương pháp khai thác thủy sản bền vững
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp.
- Nâng cao nhận thức về luật pháp: Phổ biến kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao đời sống người dân: Giúp người dân có ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi họ có cuộc sống ổn định.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường: Tìm kiếm các giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Câu hỏi trang 143 Câu hỏi 3
Mô tả một số phương pháp phổ biến trong khai thác nguồn lợi thủy sản. Đề xuất phương pháp khai thác một loài thủy sản phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Dựa vào kiến thức về phương pháp khai thác nguồn lợi thủy sản.
Câu là hình thức khai thác thuỷ sản có tính chọn lọc cao, không tàn phá nguồn lợi thuỷ sản và môi trường, ngư cụ khai thác đơn giản, chi phí thấp,... Thường có hai dạng câu là câu có môi và câu không có mới. Câu có môi là sử c dụng mới (thức ăn của thuỷ sản) móc vào lưỡi câu, đưa đến gần khu vực có cá, cá ăn mồi sẽ mắc câu. Câu không có mới là sử dụng dây câu có mật độ lưỡi cao và sắc, được thả chân ngang đường di chuyển của cá, cá đi qua vùng thả câu sẽ bị mắc vào lưỡi câu. Câu gồm các bước chính như sau:
a) Chuẩn bị
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ (cần câu, dây, lưỡi câu,...), mồi câu (đối với câu có mồi), dụng cụ thu cá
b) Thả câu
Tuỳ thuộc vào hình thức cầu, có các kỹ thuật thả câu khác nhau sao cho dây câu không bị vướng, mồi câu, lưỡi câu ở độ sâu phù hợp. Thời gian thả câu tuỳ thuộc vào loài thuỷ sản khai thác. Ví dụ: Câu mực thả câu vào ban đêm, câu các loài cá gần bờ thả câu sau khoảng 1-2 giờ khi thuỷ triều xuống hoặc thuỷ triều lên.....
c) Ngâm câu
Mục đích của ngâm câu là chờ thuỷ sản đến ăn mỏi hoặc di chuyển qua và mắc vào lưỡi câu. Thời gian ngâm câu tuỳ thuộc vào hình thức câu và loài thuỷ sản khai thác.
d) Thu câu (thu dây câu) và bắt thuỷ sản
Thu câu sao cho thuỷ sản không làm đứt dây câu (kéo dây khi chùng, dừng lại khi căng,...). Khi bắt thuỷ sản lên mặt nước, dùng dụng cụ thích hợp (vọt, xiên, tay....) để thu thuỷ sản. Đối với những loài thuỷ sản có kích thước lớn (cá ngừ đại dương, cá mập,...) dùng tới hoặc cầu để đua cá lên tàu
Câu hỏi trang 143 Câu hỏi 4
Nội dung nào sau đây có vai trò bảo vệ nguồn lợi thủy sản?
a) Xây dựng khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
b) Hạn chế khai thác xa bờ, mở rộng khai thác gần bờ
c) Thả thủy sản quý hiếm vào nội thủy, vũng và vịnh ven biển nhằm tăng nguồn lợi, ngăn chặn giảm sút trữ lượng thủy sản quý hiếm
d) Tăng cường khai thác thủy sản trong thời gian sinh sản.
e) Nghiêm cấm đánh bắt bằng hình thức có tính hủy diệt như kích điện, nổ mìn,…
dựa vào kiến thức về vai trò bảo vệ nguồn lợi thủy sản
a), b), c), e) là những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản.