Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục I.2 trang 16 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục I.2 trang 16 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông – Tây...

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 15 – 16. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I.2 trang 16 SGK Địa lí 12, Cánh diều - Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo Đông – Tây.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 15 – 16.

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ đông sang tây, thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 vùng rõ rệt.

Vùng

Đặc điểm

Vùng biển, đảo và thềm lục địa

- Vùng biển, đảo nước ta thuộc vùng biển nhiệt đới với lượng nhiệt - ẩm dồi dào, có sự phân mùa rõ rệt của khí hậu và chế độ hải văn.

+ Vùng thềm lục địa có hình thái, độ sâu, chiều rộng khác nhau từ bắc vào nam và có mối quan hệ chặt chẽ với phần lãnh thổ đất liền.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Ở vùng ven biển hình thành các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn hoặc hỗn hợp mài mòn - bồi tụ.

+ Sinh vật vùng biển, đảo phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới. Các rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển vừa đặc trưng cho hệ sinh thái vùng biển, vừa có tính đa dạng sinh học cao.

Vùng đồng bằng ven biển

- Các vùng đồng bằng: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa sông và biển, kéo dài không liên tục từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

+ Chế độ nhiệt - ẩm đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Địa hình thấp, khá bằng phẳng, thấp dần tây bắc - đông nam và tây - đông, thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển và vùng đồi núi liền kề.

+ Sinh vật tự nhiên nguyên sinh còn lại không nhiều. Các hệ sinh thái khá phong phú, nhất là hệ sinh thái ở các vùng cửa sông, đầm phá và đất ngập nước khác.

Vùng đồi núi

- Chiếm phần lớn diện tích nước ta, phân bố ở phía tây và tây bắc, chủ yếu là đồi núi thấp và bị chia cắt mạnh.

- Thiên nhiên phân hoá: vùng núi Đông Bắc (cận nhiệt đới gió mùa), vùng núi thấp phía nam Tây Bắc (thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa) và ở vùng núi cao (thiên nhiên vùng ôn đới).

- Giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên đối lập về chế độ mưa: khi Đông Trường Sơn mưa vào thu - đông thì Tây Nguyên khô hạn; đầu mùa hạ Tây Nguyên mưa lớn thì nhiều nơi ở Đông Trường Sơn có thời tiết nóng, ít mưa.

Advertisements (Quảng cáo)