Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục I.3 trang 16 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục I.3 trang 16 Địa lý 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao Phân tích thông tin...

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 16 – 17. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục I.3 trang 16 SGK Địa lí 12, Cánh diều - Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin bài học, hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo độ cao

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Phân tích thông tin SGK Địa lý 12, trang 16 – 17.

Answer - Lời giải/Đáp án

Thiên nhiên nước ta phân hoá theo độ cao, thể hiện rõ rệt nhất ở các yếu tố khí hậu, đất và thực vật, tạo thành các đai cao tự nhiên.

Đai

Đặc điểm

Nhiệt đới gió mùa

- Độ cao TB < 600 - 700m ở miền Bắc và lên đến 900 - 1000m ở miền Nam.

- Nền nhiệt độ cao (nhiệt độ TB các tháng mùa hạ > 25°C), lượng mưa và độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian giữa các khu vực.

- Các nhóm đất chủ yếu: đất feralit vùng đồi núi thấp (phần lớn là đất feralit

đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ), đất phù sa (đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn, đất cát,..).

- Các kiểu thảm thực vật chủ yếu: rừng nhiệt đới ẩm; rừng rụng lá, trảng cỏ, cây bụi; rừng ngập mặn, ngập nước,... Sinh vật nhiệt đới đa dạng, phong phú.

Advertisements (Quảng cáo)

Cận nhiệt đới gió mùa trên núi

- Từ độ cao 600 - 700m ở miền Bắc và 900 - 1000m ở miền Nam đến độ cao 2600m.

- Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ TB các tháng < 25°C; lượng mưa, độ ẩm tăng lên.

- Các nhóm đất:

+ Từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: đất fe-ra-lit có mùn, chua, tầng đất mỏng.

+ Từ độ cao trên 1600 - 1700m: đất mùn.

- Các kiểu thảm thực vật:

+ Từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m: hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc, có lông dày như gấu, sóc,...

+ Từ độ cao trên 1600 - 1700m: thực vật chậm phát triển, thành phần loài đơn giản, thường có rêu, địa y trên thân, cành cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới: sa mu, pơ mu và các loài chim di cư thuộc khu hệ Hi-ma-lay-a.

Ôn đới gió mùa trên núi

- Từ độ cao trên 2600m, có diện tích nhỏ nhất (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn).

- Nhiệt độ TB năm < 15 °C, độ ẩm cao, tốc độ gió mạnh, có thể xuất hiện băng tuyết trong mùa đông.

- Đất chủ yếu là đất mùn thô.

- Thảm thực vật chủ yếu là các loài ôn đới: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...

Advertisements (Quảng cáo)