Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Chân trời sáng tạo Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh...

Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở nước ta. Đọc thông tin mục I...

Đọc thông tin mục I. 1 (Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp). Trả lời Câu hỏi mục I.1 trang 53 SGK Địa lí 12 – Chân trời sáng tạo - Bài 13. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp ở nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin mục I.1 (Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp)

Answer - Lời giải/Đáp án

* Thế mạnh

- Điều kiện tự nhiên

+ Tài nguyên rừng: năm 1943 nước ta có 14,3 triệu ha rừng nhưng đang bị suy thoái nghiêm trọng. Hiện nay, rừng ở nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, tỉ lệ che phủ rừng xu hướng tăng, cao hơn mức trung bình thế giới là 31% (2021).

+ Khí hậu: nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo nên hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng. Nhiệt độ cao và độ ẩm lớn làm cho rừng có sinh khối lớn, nhiều loại cây gỗ quý hiếm (trầm hương, cẩm lai, mun,…). Khí hậu phân hóa tạo nên các hệ sinh thái rừng đa dạng.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Địa hình và đất: nước ta có ¾ diện tích đồi núi, chủ yếu đồi núi thấp, thuận lợi công tác bảo vệ và trồng rừng. Rừng được trồng ở nhiều dạng địa hình, trên các loại đất khác nhau. Khu vực đồng bằng và ven biển có rừng tràm, rừng ngập mặn.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Chính sách: thực hiện nhiều chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho lâm nghiệp; chính sách đóng cửa rừng; giao đất, giao rừng,… tạo tâm lý ổn định cho người dân, huy động nguồn lực bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích được giao.

+ Người dân nhiều kinh nghiệm trong bảo vệ rừng, sản xuất lâm nghiệp. Trình độ lao động ngày càng nâng cao, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật.

+ Khoa học – công nghệ: ứng dụng khoa học – công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản xuất; phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của ngành.

+ Sự phát triển của các ngành kinh tế: tạo điều kiện cần thiết để duy trì công tác bảo vệ rừng. Du lịch trải nghiệm tại vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển thế giới,… góp phần giáo dục ý thức bảo vệ rừng cho du khách.

* Hạn chế

- Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao. Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, nguy cơ cháy rừng.

- Công tác bảo vệ rừng gặp khó khăn do lực lượng quản lý còn ít; máy móc, thiết bị trong hoạt động khai thác, chế biến gỗ và lâm sản chậm cải tiến;… ảnh hưởng hiệu quả của ngành lâm nghiệp.

Advertisements (Quảng cáo)