Trang chủ Lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Kết nối tri thức Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.1, hãy chứng minh...

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều đông – tây...

Chứng minh sự phân hóa thiên nhiên theo chiều đông – tây của nước ta thông qua đặc điểm tự. Phân tích, đưa ra lời giải Câu hỏi mục I.2 trang 19 SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức - Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.1, hãy chứng minh sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều đông – tây

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chứng minh sự phân hóa thiên nhiên theo chiều đông – tây của nước ta thông qua đặc điểm tự nhiên của các dải địa hình đi từ đông sang tây

Answer - Lời giải/Đáp án

Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều đông – tây: Từ đông sang tây (từ biển vào đất liền), thiên nhiên nước ta có sự phân hoá thành 3 dải rõ rệt.

Vùng biển và thềm lục địa

- Vùng biển nước ta có diện tích rộng lớn, gấp 3 lần diện tích phần đất liền.

- Đặc điểm thiên nhiên vùng biển nước ta có lượng ẩm rất dồi dào, có sự hoạt động thường xuyên của các hoàn lưu gió mùa, Tín phong,...

- Thiên nhiên đa dạng, giàu có, tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa.

Advertisements (Quảng cáo)

- Thềm lục địa mở rộng ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển Nam Bộ và vịnh Thái Lan; thềm lục địa phần còn lại thu hẹp, nhất là ở đoạn ven biển Nam Trung Bộ.

Vùng đồng bằng

- Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tuỳ nơi phản ánh mối quan hệ giữa vùng đồi núi với vùng biển và thềm lục địa.

- Hai đồng bằng châu thổ rộng lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được bồi tụ, mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng và nông.

- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có nhiều ô trũng.

- Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ hẹp ngang bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu, địa hình cồn cát, đầm phá khá phổ biến, đất kém màu mỡ hơn hai đồng bằng châu thổ.

Vùng đồi núi

- Sự phân hoá thiên nhiên theo đông – tây ở vùng núi chủ yếu do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

- Dãy Hoàng Liên Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng núi Tây Bắc với vùng núi Đông Bắc. Trong khi vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì vùng núi thấp Tây Bắc có cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa và vùng núi cao có cảnh quan giống như vùng ôn đới.

- Dãy Trường Sơn tạo nên sự khác biệt giữa vùng Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Do đón gió từ biển vào nên Đông Trường Sơn có một mùa mưa vào thu đông, trong khi Tây Nguyên lại là mùa khô. Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi chịu tác động của gió Tây khô nóng.